Xuất khẩu quốc phòng Trung Quốc vẫn tăng trưởng chậm

ANTĐ - Theo trang Guancha, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã tăng cường sản xuất, tuy nhiên, vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Việc sản xuất các máy bay chiến đấu nội địa J-10 và J-11 đang đạt mức 30 sản phẩm mỗi năm, một tốc độ vẫn chưa đủ cho nhu cầu thay thế các loại vũ khí và thiết bị quân sự trong hải quân và không quân Trung Quốc.

Trong triển lãm hàng không Paris vào đầu tháng 6-2015, Trung Quốc chỉ giành được 2 hợp đồng, một là cho các máy bay chiến đấu CAC FC-1 Xiaolong và còn lại là mẫu chiến đấu cơ 2 ghế ngồi sử dụng cho huấn luyện phi công FTC-2000 Mountain Eagle. Trong khi đó, châu Âu và Mỹ đã kí được hàng loạt đơn hàng trong sự kiện này.

Những khách hàng của vũ khí của Trung Quốc vẫn là những nước đã mua chiến đấu cơ của nước này, tuy nhiên một vài nước như Ai Cập đã chuyển hẳn sang mua thiết bị từ châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, Ấn Độ, nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, cũng đang tăng cường mua các vũ khí của Nga và phương Tây.

Xuất khẩu quốc phòng Trung Quốc bị ảnh hưởng do phải đáp ứng nhu cầu nội địa

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang có khả năng sản xuất kém vượt trội. Nhu cầu trong nước tăng mạnh là nguyên nhân chính cho việc xuất khẩu vũ khí Trung Quốc tăng trưởng chậm.

Trong vòng 20 năm qua, Trung Quốc đã phát triển thiết bị quân sự theo 2 hướng là sử dụng cho xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu nội địa. Ví dụ như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 90, MBT-2000, PLZ-52 và PlZ-05 không được sử dụng cho xuất khẩu.

Ngoài ra, các thoả thuận buôn bán vũ khí không chỉ là đáp ứng nhu cầu quân sự, mà còn là để tăng cường sức mạnh phòng thủ cho khách hàng của mình.

Tuy nhiên, Trung Quốc rất ít khi hứa hẹn hỗ trợ chính trị cho những nước họ bán vũ khí cho. Ví dụ, Trung Quốc đã bán nhiều thiết bị quân sự cho Myanmar, hiện đang có nội chiến trong suốt 10 năm qua, nhưng không hề hứa sẽ giúp đỡ thêm cho nước này chấm dứt xung đột. Điều tương tự cũng xảy ra, trong chiến tranh Iran – Iraq hay Sudan - Nam Sudan, khi Trung Quốc không về bất cứ phe nào. Đây cũng là một trong những lí do khiến Bắc Kinh mất một vài hợp đồng vũ khí, bất chấp việc sản phẩm luôn có giá rẻ hơn so với Mỹ và phương Tây.