Xét nghiệm ADN cha- con, kết quả có chắc chắn chính xác?

ANTD.VN - Ai cũng nghĩ, cứ đi xét nghiệm huyết thống ADN là biết được chính xác có phải con ruột mình hay không. Tuy nhiên thì thực tế điều này chưa hoàn toàn đúng, vì có kết quả sai, kết quả đúng.

Đại tá Hà Quốc Khanh – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cho biếtHai người không hề có quan hệ huyết thống bố con cũng có thể cho nhận tất cả các alen của bộ kit 16 locus một cách ngẫu nhiên, đấy là chưa kể tới những người có quan hệ họ hàng gần gũi. Và các nhà chuyên môn coi đây là một “cái bẫy” trong xét nghiệm huyết thống khi sử dụng bộ kit có số lượng locus STR hạn chế.

“Ngoài ra, khi phân tích tới trên 20 locus mà thấy có sự sai khác từ 1-2 locus giữa cha và con thì cũng chưa thể đưa ra kết luận được ngay”, Đại tá Khanh nói.

Kết quả xét nghiệm của 2 trung tâm trái ngược nhau: Đâu là sự thật?

Câu chuyện của anh N.V.A: Ban đầu anh thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống tại một trung tâm A khá có tiếng. Đơn vị này sử dụng bộ kit có 24 locus gen để phân tích, kết quả cho thấy có sự sai khác ở 3 locus giữa bố và con. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn kết luận có quan hệ huyết thống.

Kit là bộ sinh phẩm đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chuyên môn để thực hiện một công việc nhất định theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong xét nghiệm ADN có các bộ kit tách chiết, kít định lượng, kit nhân bội ADN (PCR)…

Anh N.V.A nghi ngờ về kết quả và tiếp tục gửi mẫu đến Gentis để phân tích lại. Tại Gentis, mẫu được phân tích bằng bộ kit mở rộng với 33 locus gen. Kết quả: Có thêm 4 locus sai khác giữa bố và con. Kết luận chính xác cuối cùng: Người cha và người con hoàn toàn không có quan hệ huyết thống.

Nhìn vào tờ phiếu kết quả xét nghiệm của trung tâm A, Đại tá Hà Quốc Khanh không khỏi giật mình vì bất cập trong quy trình kiểm định kết quả. Với bộ kit 24 locus khi sai khác từ 3 locus đã kết luận được: Hai người không có quan hệ huyết thống cha – con, nhưng đơn vị A vẫn “đọc nhầm” là có. Tờ phiếu kết quả của trung tâm này cũng không có chữ ký của những người chịu trách nhiệm kết quả: Kỹ thuật viên, giám định viên như thông lệ quốc tế.

Không chỉ riêng anh N.V.A, anh T.L.M cũng gặp tình huống tương tự khi thực hiện xét nghiệm huyết thống ở đơn vị B. Đơn vị B này chỉ dùng bộ kit chỉ có 16 locus để phân tích. Kết quả: Có 1 locus sai khác giữa bố và con, nhưng đã vội vàng kết luận: Hai người không phải cha – con ruột thịt. Nhưng sự thật: Hai người này có quan hệ huyết thống và sai khác ở 1 locus kia chỉ là đột biến gen.

Những trường hợp đặc biệt của khoa học

Anh V.H, 35 tuổi, ở Hà Giang, dân tộc Mường, kết hôn với chị Nguyễn Thị H, 30 tuổi, cách đây chục năm. Anh chị hiện có một cậu con trai 5 tuổi. Cậu bé là kết quả sau 5 năm chữa bệnh hiếm muộn của hai người. Dù rất vui mừng vì có quý tử sau thời gian dài mong ngóng, anh H vẫn hoài nghi trong lòng khi thấy con trai càng lớn càng không có điểm nào giống mình.

Anh âm thầm đi xét nghiệm thì kết quả nhận được là cậu bé không phải con anh. Anh dằn vặt người vợ, vợ thì chỉ biết khóc và một mực khẳng định không hề có quan hệ với ai khác ngoài chồng. Vợ chồng con cái xuống tận Hà Nội đến Gentis xét nghiệm.

Xét nghiệm ADN cha- con, kết quả có chắc chắn chính xác? ảnh 3 

Kết quả quả thực đáng ngạc nhiên đối với cả gia đình và các chuyên viên xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm của anh Hùng kỳ lạ khi có mẫu thì giống con có mẫu lại khác. Để kết luận chắc chắn Đại tá Hà Quốc Khanh yêu cầu lấy lại mẫu 1 lần nữa với các loại mẫu khác nhau, đồng thời phối hợp với Viện Khoa học hình sự để cùng tiến hành. Cùng với đó Đại tá Khanh tìm hiểu các trường hợp đặc biệt trên thế giới.

Cuối cùng Gentis đã có kết luận, cháu bé đúng là con anh H. Nhưng vì anh H bị Chimerism nên bộ gen của anh có sự đặc biệt, có thể nói là anh H có 2 bộ gen khác nhau, dẫn đến những sai khác kết quả ở những lần xét nghiệm khác nhau.

Tiêu chí nào để lựa chọn đơn vị xét nghiệm ADN?

Thứ nhất: Phải có quy trình lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả đảm bảo, vì có 1 sai sót trong cả quá trình có thể dẫn đến sai xót trong kết quả xét nghiệm. Gentis là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 về quản lý chất lượng.

Đơn vị xét nghiệm có máy móc, công nghệ hiện đại ngay tại Việt Nam không? Gentis có 2 phòng lab rộng tới 1200m2 tại Hà Nội và TP.HCM với trang thiết bị hiện đại từ Mỹ, Đức, Hàn… Các xét nghiệm được thực hiện ngay tại 2 lab này, tránh được rủi do khi gửi mẫu ra nước ngoài. (Hiện nay, thông tin gen của mỗi người là rất quan trọng)

Thứ hai: Đơn vị đó sử dụng bộ KIT bao nhiêu locus? Như đã nói với trường hợp sử dụng bộ KIT 16 locus để xác định quan hệ huyết thống cha - con dễ xảy ra những kết luận không chính xác. Tại Gentis sử dụng bộ KIT PowerPlex Fusion, KIT PowerPlex Y23, Kit HDPlex, Kit Argus X-12… của Promega - Mỹ, Qiagen - Đức. Đây là các bộ kit phổ biến trong các phòng xét nghiện ADN hình sự trên thế giới, khách hàng có thể sử dụng kết quả phân tích ADN khi phân tích tại phòng thí nghiệm Gentis để so sánh với kết quả phân tích ADN của người thân (cha, mẹ, con) được phân tích tại Mỹ (hoặc bất kỳ nước nào khác trên thế giới) để so sánh quan hệ huyết thống.

Thứ ba: Chuyên gia, kinh nghiệm là điều rất quan trọng trong xét nghiệm ADN. Tại Gentis mọi kết quả xét nghiệm ADN được kiểm tra và ký duyệt bởi Đại tá Hà Quốc Khanh người có hơn 30 năm kinh nghiệm giám định hình sự, từng giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện khoa học hình sự, Bộ Công an. Đại tá Hà Quốc Khanh đã tham gia giám định nhiều vụ án nổi tiếng như: Vụ án Lê Văn Luyện giết người- cướp tiệm vàng, vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường, vụ nhầm 2 đứa trẻ ở Ba Vì… Tại Gentis Đại tá Hà Quốc Khanh cũng đã phát hiện ra nhiều trường hợp đặc biệt, ông luôn yêu cầu kiểm tra lại khi có 1 chút nghi ngờ nhỏ, hoặc có những ca xét nghiệm đặc biệt ông yêu cầu xét nghiệm bằng các bộ kit khác nhau để ra được kết quả cuối cùng chính xác.

Xét nghiệm ADN là tiến bộ của khoa học, kết quả xét nghiệm ADN ảnh hưởng đến hạnh phúc, danh dự của nhiều người… chính vì thế luôn cần cẩn trọng khi lựa chọn đơn vị xét nghiệm ADN để có kết quả chính xác.