Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 6 tháng 1 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 6-1-2024 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho đánh bắt.

Thứ 7 ngày 6 tháng 1 năm 2024

Năm Quý Mão

Tháng Mười Một (Thiếu)

Tháng Giáp Tý

Ngày Kỷ Tỵ

Giờ Giáp Tý

Ngũ hành: Mộc - Sao: Liễu - Trực: Định

Đông Chí: 22/12/2023 (10/11 âm lịch) lúc 10h28’

Vũng Tàu: nước lớn 21g05 - nước ròng 03g58

Giờ Hoàng đạo: Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hom nay thuận lợi: Đánh bắt.

Cung hoàng đạo: Ma Kết – Con dê biển (22/12 - 19/1): Người thuộc cung này có tính cách nhã nhặn, cầu toàn, có trách nhiệm nhưng hơi bảo thủ, quyết đoán.

* NGÀY TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI KHÓA ĐẦU TIÊN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (1946):

Ngày 06-01-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành sôi nổi ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Tại Hà Nội, đúng 7 giờ sáng, tiếng chuông, tiếng trống ở các nhà thờ, các chùa chiền đã vang lên khắp các phố phường, kéo dài tới 15 phút, báo hiệu giờ Tổng tuyển cử bắt đầu. Hà Nội tổ chức Tổng tuyển cử khá chu đáo, diễn ra với khí thế ngập tràn phấn khởi. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với hàng chục vạn cử tri đã đi làm nghĩa vụ công dân. Người đã bầu cử ở phòng bỏ phiếu tại nhà số 10 phố Hàng Vôi (nay thuộc phố Lý Thái Tổ), sau đó Người còn đi thăm nhiều nơi bỏ phiếu ở các phố Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống, Thụy Khuê, Ô Đông Mác...

Có thể khẳng định rằng, Tổng tuyển cử là một cuộc thử thách máu lửa trên phạm vi cả nước mà nhân dân ta đã anh dũng vượt qua và đã chiến thắng. Ngay tại Thủ đô, ở khu Ngũ Xã, bọn phản động đã huy động một lực lượng khá đông có trang bị súng liên thanh trực tiếp ngăn cản cử tri đi bỏ phiếu; chúng cấm treo cờ đỏ sao vàng, cấm đặt các hòm phiếu... Nhưng nhân dân không hề nao núng, vẫn làm nghĩa vụ công dân khá đầy đủ; 172.765 trên tổng số 187.880, tức 91,95% cử tri của cả 74 khu phố nội đô và 118 thôn, làng ngoại ô đã đi bỏ phiếu. Trong số 74 ứng cử viên đã có 6 người trúng cử đại biểu Quốc hội. Người trúng cử thấp nhất cũng đạt 52,50% số phiếu hợp lệ. Người trúng cử với số phiếu cao nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh 98,40%.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Thật dễ để tin rằng cuộc đời dài lâu và tài năng của một người rộng lớn mênh mông - rất dễ vào lúc bắt đầu. Nhưng những giới hạn của cuộc đời dần trở nên rõ rệt; người ta thấy rõ những thành tựu lớn lao hiếm khi được tựu thành” (Alfred Adler)

“Tôi không muốn đi đến cuối đời và phát hiện ra tôi mới chỉ sống hết chiều dài của nó. Tôi muốn sống cả chiều rộng nữa” (Anne Wilson Schaef)

“Cuộc sống là một chuyện buồn cười xảy ra với tôi trên con đường đi tới huyệt mộ” (Quentin Crisp)

Gần 6.000 thí sinh tham gia thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia 2024

Sáng 5-1, gần 6.000 thí sinh đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 – 2024 được tổ chức tại 68 Hội đồng coi thi với tổng số 403 phòng thi.

Cả nước tăng mạnh số học sinh dự thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia
Cả nước tăng mạnh số học sinh dự thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

Bộ GD-ĐT thông tin, sáng 5-1, 68 hội đồng thi trên cả nước đã đồng loạt khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023-2024.

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi năm nay là 5.819 thí sinh (tăng 1.230 thí sinh so với năm học 2022 – 2023). Trong đó, môn Ngữ Văn và Tiếng Anh là hai môn thi có nhiều thí sinh dự thi nhất, với số lượng lần lượt là 648 và 639 thí sinh; Hà Nội là đơn vị có số lượng thí sinh dự thi nhiều nhất cả nước, với số lượng là 234 học sinh.

Đây là kỳ thi quan trọng được Bộ GD-ĐT tổ chức hàng năm nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời, phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước.

Đáng lưu ý, Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2024 là năm đầu tiên áp dụng quy chế mới. Theo đó, số lượng thí sinh dự thi mỗi môn thi của các đơn vị có sự thay đổi tối đa là 10 thí sinh, riêng Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh có 20 thí sinh (trong khi trước đó mỗi đơn vị dự thi chỉ được phép có 6 thí sinh trong một môn thi, riêng Hà Nội có tối đa 12 thí sinh).

Năm nay, Bộ GD-ĐT còn thay đổi về việc tổ chức buổi thi thực hành trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia bằng đề thi các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có nội dung hỏi yêu cầu thí sinh giải quyết bằng kiến thức liên quan đến kỹ năng thí nghiệm, thực hành.