Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 3 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 3-12-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho về nhà mới, ký kết, xây dựng, giao dịch.

Chủ nhật ngày 3 tháng 12 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười (Đủ)

Tháng Quý Hợi

Ngày Ất Mùi

Giờ Bính Tý

Hành Kim – Trực Thành – Sao Mão

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 (10/10 âm lịch) lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 (25/10 âm lịch) lúc 05h22’

Hòn Dấu: Nước lớn 08g19’ – nước ròng 21g00’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Về nhà mới, Ký kết, Xây dựng, Giao dịch.

Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, phóng khoáng, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.

*Ngày quốc tế người khuyết tật (1992):

Ngày Quốc tế Người khuyết tật (International Day of Persons with Disabilities) vào 3/12 hàng năm đã được công bố kể từ năm 1992 bằng Nghị quyết số 47/3 của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nhằm mục đích đảm bảo hạnh phúc của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức về tình trạng của người khuyết tật trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa.

Tăng cường các cơ hội, phục hồi chức năng và phòng ngừa khuyết tật
Tăng cường các cơ hội, phục hồi chức năng và phòng ngừa khuyết tật

Cộng đồng quốc tế đã tổ chức nhiều hoạt động và lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh giá trị của người khuyết tật. Năm 1960, thế vận hội Paralympic cho người khuyết tật chính thức đầu tiên đã được đăng cai. Năm 1976, Liên hợp quốc đã quyết định rằng năm 1981 phải là năm Quốc tế về Người khuyết tật. Năm 1992, ngày dành riêng cho người khuyết tật, ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12 đã được Liên hợp quốc công bố.

Tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Đại Hội đồng liên hiệp quốc năm 1976 lấy năm 1981 là năm Quốc tế đầu tiên về người khuyết tật, kêu gọi một kế hoạch hành động ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, với trọng tâm là tăng cường các cơ hội, phục hồi chức năng và phòng ngừa khuyết tật.

Thể thao người khuyết tật cũng mang lại rất nhiều cảm xúc cho cả VĐV và người xem

Thể thao người khuyết tật cũng mang lại rất nhiều cảm xúc cho cả VĐV và người xem

Ngày 18 tháng 4 năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban Năm quốc tế những người tàn tật của Việt Nam. Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 06/1998/PL-UBTVQH10 về người tàn tật. Tại điều 31 có quy định lấy ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

Sau này, khi Luật người khuyết tật Việt Nam, Luật số: 51/2010/QH12, tại điều 11 chính thức ghi nhận ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày người khuyết tật Việt Nam. Kể từ năm 2019, Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam chính thức công bố chủ đề cho ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4/2019 là “Tiếp cận cho mọi người”. Mỗi năm Liên hiệp hội sẽ đưa ra một chủ đề với thông điệp khác nhau nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền và sự hoà nhập của người khuyết tật Việt Nam.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Một cách để tận dụng tối đa cuộc sống là xem nó như một cuộc phiêu lưu” (William Feather)

“Mạnh dạn nói ‘Tôi đã sai’ là cách ta chấp nhận đối mặt với tình huống khó khăn. Việc đó có phần mạo hiểm nhưng những gì ta nhận được sẽ vượt ngoài sự mong đợi” (Rich DeVos)

“Tích cực, tự tin và kiên trì là chìa khóa trong cuộc sống. Vì vậy đừng bao giờ từ bỏ chính mình” (Khalid)

Hà Nội sắp có 2 tuyến đường thí điểm làn dành riêng cho xe đạp?

Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất UBND TP Hà Nội lựa chọn hai tuyến đường dọc sông Tô Lịch (đoạn Ngã Tư Sở đi Cầu Giấy) và đường xung quanh công viên Hòa Bình, Hoàng Minh Thảo để thí điểm làn dành riêng cho xe đạp.

Theo phương án thí điểm, Sở GTVT sẽ tạo làn dành riêng hoặc ưu tiên cho xe đạp, để xe lưu thông được an toàn, thuận lợi. Đồng thời, tuyến được lựa chọn thí điểm sẽ kết nối với các hệ thống vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt, trạm xe đạp công cộng.

Dọc theo sông Tô Lịch (từ Ngã Tư Sở đi Cầu Giấy), Sở GTVT Hà Nội sẽ chuyển tuyến từ dành cho người đi bộ thành cho xe đạp và đi bộ. Đường cho xe đạp đi 2 chiều rộng 3m, nằm sát bờ sông; đường cho người đi bộ rộng 1m.

Tuyến có khả năng kết nối với ga Láng của đường sắt số 2A Cát Linh - Hà Đông và ga số 8 của tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội thông qua đường xe đạp đi chung trên đường Láng.

Ngành giao thông Hà Nội kiến nghị thí điểm 2 tuyến đường có làn dành riêng cho xe đạp
Ngành giao thông Hà Nội kiến nghị thí điểm 2 tuyến đường có làn dành riêng cho xe đạp

Sở GTVT Hà Nội cũng xây dựng làn đường dành cho xe đạp trên tuyến này để tạo khả năng kết nối với các tuyến xe buýt của đường Láng thông qua 6 trạm xe đạp công cộng được bổ sung dọc tuyến.

Trên tuyến thí điểm số 2 đi trên hè xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo, Sở GTVT cho biết: Đoạn đường dài 1817m, rộng 7m, đủ điều kiện tổ chức làn ưu tiên xe đạp phục vụ cho hoạt động của công viên cũng như kết nối với các tuyến đường khác.

Theo kế hoạch, để xây dựng làn xe đạp tại khu vực công viên Hòa Bình, cần sửa chữa vỉa hè, tạo đường ưu tiên cho xe đi 2 chiều trên hè, rộng 3m.