Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 28 tháng 11 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 28-11-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cưới hỏi, xây dựng, về nhà mới, giao dịch, di dời.

Thứ 3 ngày 28 tháng 11 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười (Đủ)

Tháng Quý Hợi

Ngày Canh Dần

Giờ Bính Tý

Hành Mộc – Trực Bình – Sao Thất

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 (10/10 âm lịch) lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 (25/10 âm lịch) lúc 05h22’

Nha Trang: Nước lớn 22g00’ – nước ròng 05g57’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Thuận cho việc: Cưới hỏi, Xây dựng, Về nhà mới, Giao dịch, Di dời.

Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, phóng khoáng, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Tình yêu gia đình là mầm mống của tình yêu quê hương và của nhân đức xã hội” (Maksim Gorky)

“Nếu cuộc đời không cho bạn ván chơi đáng chơi, hãy tự lập nên ván mới” (Anthony J. D'Angelo)

“Hãy yên lặng, để cuộc đời có thể lên tiếng” (Leo Babouta)

Sở GD-ĐT Hà Nội không giao chỉ tiêu với trường để xảy ra việc phụ huynh xếp hàng tuyển sinh

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường bảo đảm tổ chức tuyển sinh thuận lợi, minh bạch, chấm dứt tình trạng phụ huynh học sinh xếp hàng nộp hồ sơ. Trường hợp vi phạm sẽ không được giao chỉ tiêu tuyển sinh.

Hà Nội áp dụng tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến các lớp đầu cấp năm học 2024-2025, không để phụ huynh xếp hàng xuyên đêm
Hà Nội áp dụng tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến các lớp đầu cấp năm học 2024-2025, không để phụ huynh xếp hàng xuyên đêm

Năm học 2023-2024, quy mô giáo dục của toàn Thành phố là 2.875 trường với gần 2,3 triệu học sinh mầm non, phổ thông, tăng 35 trường so với cùng kỳ năm học trước. Mỗi năm, thành phố xây dựng thêm từ 35-40 trường học.

Tuy nhiên, số lượng học sinh cũng tăng nhanh, ước từ 40.000 đến 60.000 học sinh/năm học... Việc đáp ứng nhu cầu học tập ở một số quận, địa bàn đông dân cư vẫn là một thách thức lớn.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, mức độ gia tăng dân số cơ học mạnh, kéo theo áp lực với công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 dẫn đến một số trường học đang có số lớp cao quá quy định; hiện tượng sĩ số học sinh/lớp cao hơn quy định, còn xảy ra hiện tượng phụ huynh phải xếp hàng xuyên đêm để nộp hồ sơ tuyển sinh đầu cấp.

Liên quan đến công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 năm học 2024-2025, ông Trần Thế Cương chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố rà soát, chuẩn bị tốt các điều kiện để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến.

Nhằm giải quyết tình trạng phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ, Sở GD-ĐT Hà nội yêu cầu các trường học trên địa bàn Hà Nội, bao gồm cả các trường tư thục sẽ áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến từ năm học 2024-2025.

Bộ Xây dựng đồng thuận làm đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vận tốc 350km/h

Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam theo kịch bản đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu, tốc độ thiết kế 350 km/h.

Trong văn bản góp ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa gửi tới Bộ GTVT, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã thống nhất đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo kịch bản 3.

Theo đó, Bộ Xây dựng thống nhất xây mới đường sắt Bắc - Nam theo kịch bản đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu, tốc độ thiết kế 350 km/h.

Tổng vốn đầu tư dự án theo kịch bản 3 khoảng 68,98 tỷ USD. Trong trường hợp đầu tư ngay hạ tầng, thiết bị, phương tiện để phục vụ khai thác tàu hàng chạy Bắc - Nam, vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỷ USD.

Với kịch bản này, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được làm mới hoàn toàn với 60% là cầu, 10% hầm, 30% chạy trên nền đất. Toàn tuyến có 23 ga khách, 5 khu tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng, 40 cơ sở bảo trì hạ tầng, 5 ga hàng, 4 đề pô, 28 km tuyến nối ga để khai thác chạy tàu hàng khi nhu cầu hàng hóa vượt quá năng lực khai thác.

Bộ Xây dựng chọn phương án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vận tốc 350km/h
Bộ Xây dựng chọn phương án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vận tốc 350km/h

Dự án cần mua sắm 74 đoàn tàu động lực phân tán, với 1.184 toa xe, năng lực chạy tàu đáp ứng 175 đôi tàu/ngày đêm (đường sắt tốc độ cao 150 đôi tàu, đường sắt hiện hữu 25 đôi tàu), vận chuyển khoảng 133,5 triệu hành khách/năm và 20 triệu tấn hàng hóa/năm.

Ngoài kịch bản 3, hai kịch bản còn lại đang được Bộ GTVT lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

Theo đó, kịch bản 1 sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng trục 17 tấn/trục, khai thác riêng tàu khách. Đồng thời nâng cấp cải tạo đường sắt Bắc - Nam hiện hữu để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỷ USD.

Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn/trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế khoảng 200 - 250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h.

Đồng thời hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam hiện hữu để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỷ USD.