Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 24 tháng 2 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 24-2-2024 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho họp mặt, ăn hỏi, cưới gả, động thổ, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, xuất hàng.

Thứ 7 ngày 24 tháng 2 năm 2024

Năm Giáp Thìn

Tháng Giêng (Thiếu)

Tháng Bính Dần

Ngày Mậu Ngọ

Giờ Nhâm Tý

Ngũ hành: Hỏa - Sao: Vị - Trực: Định

Vũ Thủy: 19/02/2024 (10/1 âm lịch) lúc 11g14’

Kinh Trập: 05/03/2024 (25/1 âm lịch) lúc 09g23’

Đà Nẵng: nước lớn 22g00’ - nước ròng 04g58’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Họp mặt, ăn hỏi, cưới gả, động thổ, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, xuất hàng.

Cung hoàng đạo: Song Ngư (19/2 – 20/3): Song Ngư là cung Hoàng đạo cực kỳ nhạy cảm. Họ có khả năng nhận thức mọi thay đổi dù nhỏ bé tinh tế nhất nhờ giác quan thứ Sáu cực nhạy. Song Ngư ghét sự giả dối nhưng lòng tốt vô hạn không cho phép họ từ chối bất cứ ai dù lí trí có nghi ngờ. Chinh phục thành công trái tim Song Ngư, bạn sẽ có được một người yêu tận tụy, sẵn sàng thay đổi bản thân vì tình yêu của mình.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Cuộc sống được tạo nên bởi ánh sáng và bóng tối, và chúng ta sẽ thật dối trá, không chân thành và quá ngọt ngào nếu cố giả vờ rằng không có bóng tối” (Walt Disney)

“Sống trong đời đừng quá nghiêm túc. Đằng nào cũng chẳng ai thoát được khỏi nó mà sống sót đâu” (Khuyết danh)

“Sống là quá trình không ngừng nghỉ quyết định ta sẽ làm gì” (Jose Ortega y Gasset)

Đề phòng dịch tay chân miệng gia tăng trong mùa nồm ẩm

Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 70 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, nguy cơ số mắc sẽ gia tăng nhanh do sắp “vào mùa”…

Phun hoá chất diệt muỗi tại các khu vực công cộng để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội
Phun hoá chất diệt muỗi tại các khu vực công cộng để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tiên sau Tết nguyên đán, trên địa bàn thành phố ghi nhận 8 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ổ dịch mới. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 432 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Cùng đó, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 70 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Các chuyên gia y tế cho biết, cao điểm của bệnh tay chân miệng thường là từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 hằng năm. Lúc này đang là giai đoạn chuyển từ mùa đông sang mùa xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Do đó, người dân cần chú ý phòng bệnh tay chân miệng khi dịch sắp “vào mùa”.

Về các bệnh dịch truyền nhiễm khác, tuần qua tại Hà Nội vừa ghi nhận một bé gái 4 tuần tuổi (ở huyện Quốc Oai) mắc ho gà. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 3 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh nào…

Ngoài yếu tố thời tiết thì hiện nay cũng đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại, tập trung đông người của người dân gia tăng kéo theo nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Vì thế, CDC Hà Nội khuyến cáo người dân nâng cao ý thức phòng bệnh như đeo khẩu trang ở nơi đông người, rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…

Hà Nội sẽ kiểm tra xác suất phương tiện đạt kiểm định để “bắt lỗi”

Sở GTVT Hà Nội cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá lại kết quả kiểm định. Trường hợp phương tiện đang có tại đơn vị đăng kiểm, chọn ngẫu nhiên trong số các phương tiện đã được đơn vị kiểm định để thực hiện việc kiểm tra.

Sở GTVT Hà Nội vừa lên kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới tại các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn TP Hà Nội.

Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội sẽ kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm nhằm đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, đối chiếu so sánh với lần đánh giá gần nhất để xem xét sự thay đổi và ghi vào biên bản.

Cùng đó, kiểm tra, đánh giá thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra: Tình trạng hoạt động của thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra; việc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định.

Kiểm tra cơ cấu tổ chức, nhân lực và việc thực hiện quy trình kiểm định.

Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra xác suất lại các phương tiện đã đạt kiểm định
Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra xác suất lại các phương tiện đã đạt kiểm định

Kiểm tra, đánh giá hồ sơ và dữ liệu kiểm định: hồ sơ theo phương pháp xác suất tối thiểu 3 tháng, mỗi tháng kiểm tra tối thiểu 10 hồ sơ, trong đó phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ của các loại phương tiện do đơn vị đã thực hiện kiểm định; dữ liệu điện tử lưu trữ, dữ liệu lưu trữ hình ảnh từ camera giám sát.

Kiểm tra, đánh giá sổ theo dõi, chế độ báo cáo, quản lý, sử dụng ấn chỉ và việc tuân thủ quy định thu giá, lệ phí theo quy định: kiểm tra việc quản lý, mở sổ, ghi chép các loại sổ; quản lý, sử dụng ấn chỉ quy định.

Đáng chú ý, Sở GTVT Hà Nội cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá lại kết quả kiểm định. Trường hợp phương tiện đang có tại đơn vị đăng kiểm, chọn ngẫu nhiên trong số các phương tiện đã được đơn vị kiểm định để thực hiện việc kiểm tra đánh giá lại, sau đó so sánh với kết quả kiểm tra trước đó của đơn vị đăng kiểm.

Trường hợp phương tiện không có tại đơn vị đăng kiểm, nếu phát hiện nghi vấn phương tiện tại thời điểm kiểm định có dấu hiệu sai khác với hồ sơ kiểm định nhưng vẫn được cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định thì phối hợp với cơ quan chức năng tìm phương tiện để kiểm tra, đánh giá lại và so sánh với kết quả kiểm định trước đó của đơn vị đăng kiểm.

Việc kiểm tra, đánh giá lại được thực hiện tại nơi phương tiện đang dừng đỗ, tại đơn vị đăng kiểm khác hoặc đưa phương tiện quay trở lại đơn vị đăng kiểm để kiểm tra, đánh giá lại.

Sở GTVT giao Phòng Quản lý vận tải chủ trì. Đồng thời, giao Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Thanh tra Sở GTVT cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra.

"Đề nghị các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố chuẩn bị nội dung báo cáo, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và các hồ sơ có liên quan để thực hiện nội dung đã nêu. Cử người có chuyên môn để phối hợp với đoàn kiểm tra, đánh giá thực hiện các nhiệm vụ theo quy định", Sở GTVT Hà Nội yêu cầu.