- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 21 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 20 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 19 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?
Thứ 6 ngày 22 tháng 12 năm 2023
Năm Quý Mão
Tháng Mười Một (Thiếu)
Tháng Giáp Tý
Ngày Giáp Dần
Giờ Giáp Tý
Hành Thủy – Trực Mãn – Sao Ngưu
Đông Chí: 22/12/2023 (10/11 âm lịch) lúc 10h28’
Nha Trang: Nước lớn 19g00’ – nước ròng 09g45’
Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)
Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.
Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.
Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.
Ngày hôm nay thuận cho việc: Giao dịch, Ký kết, Cầu tài, Cầu phúc.
Cung hoàng đạo: Ma Kết – Con dê biển (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này có tính cách nhã nhặn, cầu toàn, có trách nhiệm nhưng hơi bảo thủ, quyết đoán.
* Đông Chí – Giữa đông (29/11 – Âm Lịch): Thời điểm này là giữa mùa đông. Tại Bắc bán cầu ngày ngắn nhất, đêm dài nhất.
* Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (1944):
Cách đây 79 năm, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân Quân dội nhân dân Việt Nam |
Cùng với hệ thống chỉ huy, Chi bộ đảng cũng thành lập để lãnh đạo Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thực hiện các nhiệm vụ một cách tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; tuy chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao - Bắc - Lạng, Cứu quốc quân... họ là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, họ đã siết chặt thành một khối vững chắc.
Sau lễ thành lập, Đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng; tổ chức "đêm du kích" liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân. Nhờ vậy, từ trận đầu, quân đội ta đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu, lập nên chiến công tiêu diệt các đồn Phay Khắt, Nà Ngần của giặc Pháp, mở ra truyền thống "Quyết chiến, quyết thắng", đánh chắc thắng; để rồi ngày càng phát triển, lớn mạnh nhanh chóng, cùng toàn dân tiến hành cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân; năm 1946, đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam; năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
*Ngày quốc phòng toàn dân (1989):
Việc lấy ngày 22/12 hằng năm làm “Ngày hội Quốc phòng toàn dân” là quyết định đúng đắn, sáng tạo, thể hiện ý Đảng hòa quyện với lòng dân - chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, khẳng định quan điểm toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Quân đội nhân dân (QĐND) làm nòng cốt.
Từ đó đến nay, ngày 22/12 đã thật sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục lòng yêu nước, cổ vũ, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trên từng địa phương, tiếp tục xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh trong tình hình mới.
Hơn 34 năm qua, toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đã có rất nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo để kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam - Ngày hội Quốc phòng toàn dân như: mít-tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, tổ chức gặp mặt, thăm hỏi động viên các cựu chiến binh, thanh niên xung phong, các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; thăm các đơn vị quân đội; biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự... Có những biện pháp tổ chức chặt chẽ, phù hợp, hướng trọng tâm vào đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; tăng cường xây dựng, phát triển tiềm lực quốc phòng - an ninh qua các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thông qua Ngày hội Quốc phòng toàn dân, tinh thần cảnh giác của các tầng lớp nhân dân trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta được nâng lên rõ rệt; thanh niên hăng hái tham gia nhập ngũ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:
“Ý nghĩa của cuộc sống là tìm ra tài năng của mình. Mục đích của cuộc sống là trao nó đi” (Pablo Picasso)
“Hãy sống mà không giả tạo, yêu mà không phụ thuộc, lắng nghe mà không phòng thủ, nói mà không xúc phạm” (Drake)
“Cuộc sống có hai bi kịch. Một là không lấy được điều mà mình khát khao, và hai là lấy được nó” (Socrates)
Bộ GD-ĐT dự kiến bổ sung, sửa đổi nhiều điểm trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024
Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2024 đang được sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó quy định liên quan đến đề thi, bài thi, vật dụng cấm mang vào phòng thi...
Đề thi, đáp án kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật” |
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đó, đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật sau khi kết thúc công tác coi thi của kỳ thi.
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài của bài thi tự luận.
Về bài thi tốt nghiệp THPT 2024, Bộ GD-ĐT dự kiến sửa đổi, bổ sung như sau: Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn);
01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh chỉ được đăng ký một bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần trong cùng một bài thi tổ hợp (đối với thí sinh tự do). Thí sinh được ĐKDT môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông; thí sinh là học viên GDTX được ĐKDT bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cũng được bổ sung quy định thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam đối với môn thi Địa lí (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).
Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi.