Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 22 tháng 10 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 22-10-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho khai trương, cầu tài lộc, xây cất.

Chủ nhật ngày 22 tháng 10 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Chín (Thiếu)

Tháng Nhâm Tuất

Ngày Quý Sửu

Giờ Nhâm Tý

Hành Mộc – Trực Bình – Sao Phòng

Sương Giáng: 23/10/2023 (09/09 âm lịch) lúc 23h22’

Lập Đông: 07/11/2023 (24/09 âm lịch) lúc 22h36’

Hòn Dấu: Nước lớn 10g00’ – nước ròng 22g15’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Thuận cho việc: Khai trương, Cầu tài lộc, Xây cất.

Cung hoàng đạo: Thiên Bình – Cái cân (23/9 - 22/10): Người thuộc cung này tài hoa thông minh, sáng tạo, từ tốn, cứng rắn nhưng thiếu quyết đoán, cố chấp.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Viên đá nhỏ lật đổ cả cỗ xe lớn” (Tục ngữ Đức)

“Cứ để cuộc đời xảy đến với bạn. Tin tôi đi: Đời luôn đúng” (Rainer Maria Rilke)

“Công dụng vĩ đại của cuộc đời là sử dụng nó cho điều gì đó sẽ trường tồn hơn cả nó” (William James)

Bộ Công an lý giải vì sao cần thu thập thông tin về nhóm máu, số điện thoại cá nhân

Dự thảo Luật Căn cước quy định 26 nhóm thông tin cần thu thập của công dân, trong đó có họ tên khai sinh, nơi thường trú, nhóm máu, số điện thoại di động…

Theo Bộ Công an, việc thu thập thông tin cá nhân nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về ANTT, phát triển kinh tế xã hội, giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06…

Nhóm thông tin của công dân bắt buộc phải thu thập gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh… Các nhóm thông tin này nhằm tạo lập số định danh cá nhân, phân biệt người này với người khác, phục vụ công tác quản lý dân cư.

Nhóm thông tin còn lại gồm: Nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại… là những thông tin cần thiết phải có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương; đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi số của Đề án số 06.

Công dân có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan nhà nước khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và được bảo đảm quyền lợi khi sử dụng các tiện ích, giá trị do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại.

Khá nhiều thông tin cá nhân của công dân trên Thẻ căn cước công dân hiện hành
Khá nhiều thông tin cá nhân của công dân trên Thẻ căn cước công dân hiện hành

Về sự cần thiết của việc thu thập, cập nhật các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an cho rằng, với nhóm thông tin về hộ tịch và thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại… cần có để phục vụ việc xác định về thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, thông tin địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân…

Với thông tin về nhóm máu để phục vụ công tác cấp cứu, xây dựng nguồn máu dự phòng trong khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch phát triển, dự phòng y tế…

Với thông tin về số điện thoại di động, địa chỉ thư điện tử để bảo đảm sự liên lạc giữa cơ quan nhà nước với người dân (giải quyết thủ tục hành chính, tuyên truyền chính sách, cung cấp tin tức phòng chống tội phạm, xử lý tình huống đột xuất, phức tạp về quốc phòng, an ninh…); để thực hiện xác thực khi tạo lập, sử dụng căn cước điện tử hoặc thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước…

Đến 2025 vẫn chưa thể bù đắp đủ số đăng kiểm viên bị thiếu

Tính đến hết năm 2024 và sang đầu năm 2025 mới có khoảng gần 650 đăng kiểm viên mới được công nhận, chưa thể bù đắp được số lượng đăng kiểm viên đã bị thiếu hụt trong thời gian vừa qua (khoảng 700 đăng kiểm viên).

Ông Nguyễn Tô An, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước có 271/288 trung tâm đăng kiểm (TTĐK) với 435/536 dây chuyền kiểm định đang hoạt động (17 TTĐK và 103 dây chuyền không hoạt động) với công suất phục vụ số lượng phương tiện đến kiểm định trung bình đạt yêu cầu tối thiểu một tháng 626.400 phương tiện (trong khi số lượng phương tiện kiểm định ở tháng cao nhất trong thời gian tới (tháng 7/2024) là 503.276 phương tiện.

Như vậy, với công suất kiểm định hiện nay thì hệ thống đăng kiểm xe cơ giới hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc trong các tháng cuối năm 2023 và trong năm 2024.

Đến 2025 mới bù đắp được lượng đăng kiểm viên bị thiếu hụt thời gian qua
Đến 2025 mới bù đắp được lượng đăng kiểm viên bị thiếu hụt thời gian qua

Tuy nhiên, do việc phân bố mật độ các TTĐK không đồng đều về mặt địa lý dẫn đến có chỗ thiếu, chỗ thừa nên dự báo trong thời gian sắp tới khi các phương tiện được tự động gia hạn kiểm định theo chu kỳ mới cùng với lượng phương tiện tạm dừng hoạt động trước đây thực hiện kiểm định trở lại sẽ khiến tình trạng ùn tắc có nguy cơ tái diễn tại 11 địa phương, gồm: Bình thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nội, Kon Tum, Lâm Đồng, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, TP.HCM và Trà Vinh.

Theo Cục Đăng kiểm, mặc dù Cục này liên tục tổ chức các đợt đánh giá, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, đánh giá ngoài giờ vào buổi tối) cho học viên mới nhưng năm 2023, cả hệ thống mới bổ sung được khoảng 300 ĐKV mới.

Đến giai đoạn từ tháng 5/2024 mới bắt đầu có thêm đăng kiểm viên mới khác (mỗi tháng dự kiến có thêm khoảng 50 học viên đủ điều kiện để được đánh giá công nhận là đăng kiểm viên).

Tính đến hết năm 2024 và sang đầu năm 2025 mới có khoảng gần 650 đăng kiểm viên mới được công nhận, chưa thể bù đắp được số lượng đăng kiểm viên đã bị thiếu hụt trong thời gian vừa qua (khoảng 700 đăng kiểm viên).