- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 20 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 19 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?
- Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 18 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?
Thứ 5 ngày 21 tháng 12 năm 2023
Năm Quý Mão
Tháng Mười Một (Thiếu)
Tháng Giáp Tý
Ngày Quý Sửu
Giờ Nhâm Tý
Hành Mộc – Trực Trừ – Sao Đẩu
Đông Chí: 22/12/2023 (10/11 âm lịch) lúc 10h28’
Hòn Dấu: Nước lớn 11g06’ – nước ròng 00g01’
Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)
Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.
Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.
Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.
Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.
Ngày hôm nay thuận cho việc: Khai trương, Xây dựng, Giao dịch, Ký kết.
Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, phóng khoáng, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.
* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:
“Càng lên cao, chân trời càng xa, tầm mắt càng rộng” (Khổng Tử)
“Cuộc sống giống như một ván bài. Quân bài được chia cho bạn do định mệnh quyết định; cách bạn chơi là ý chí tự do” (Jawaharal Nehru)
“Bạn chỉ sống một lần, nhưng nếu bạn biết cách sống, một lần là đủ rồi” (Mae West)
Năm 2024, bổ sung thêm vaccine phòng rotavirus vào tiêm chủng mở rộng, miễn phí cho trẻ
Vaccine phòng rotavirus dự kiến sẽ được đưa bổ sung vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ quý 2-2024, cho trẻ uống miễn phí hàng năm…
Vaccine phòng tiêu chảy do rotavirus sẽ được đưa vào tiêm chủng mở rộng từ năm 2024 |
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Bộ Y tế đã giao cho chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đưa vaccine phòng bệnh tiêu chảy do rotavirus vào chương trình tiêm chủng mở rộng (tiêm miễn phí cho trẻ) từ năm 2023.
Tuy nhiên, để triển khai một vaccine mới thì phải có sự chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn, tập huấn trên quy mô toàn quốc. Do đó, Bộ Y tế đang sửa Thông tư 38 để đưa vaccine này vào chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bà Hồng cho biết thêm, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) sẽ hỗ trợ 20% số vaccine, Việt Nam tự túc 80% số vaccine này. Hiện vaccine phòng bệnh rotavirus sản xuất trong nước đang được Bộ Y tế, Bộ Tài chính phê duyệt giá.
Nếu hoàn thành, chương trình tiêm chủng mở rộng có thể tiếp nhận được vào quý 1-2024 và dự kiến sẽ triển khai trước tại 33 tỉnh, thành uống vào quý 2-2024. Đến cuối năm 2024, sẽ mở rộng phạm vi triển khai để đến năm 2025 có đủ vaccine triển khai cho toàn bộ trẻ dưới 1 tuổi trên cả nước.
Đây sẽ là vaccine thứ 11 được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,3% từ 1/7/2024
Công đoàn đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng từ 6,5 - 7,3% trong phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Công đoàn đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng từ 6,5-7,3% |
Sáng 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023 để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Trước phiên thương lượng, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, cho hay bối cảnh kinh tế đã có nhiều khởi sắc, cuối năm đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng nhiều.
Cho nên, đại diện Công đoàn hy vọng các bên sẽ có tiếng nói chung để thống nhất lương tối thiểu vùng đáp ứng nhu cầu của người lao động, nhất là trong bối cảnh lương của khu vực công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ tăng.
Cụ thể, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất khoảng 6,5 - 7,3%, thời điểm tăng lương từ 1/7/2024. Hai mức đề xuất được đưa ra trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, cân nhắc nhiều mặt, gồm cả trách nhiệm chia sẻ với người sử dụng lao động.
Ông Ngọ Duy Hiểu cũng cho rằng, do lương tối thiểu vùng không kịp điều chỉnh từ 1/1/2024, nên việc lùi một khoảng thời gian cũng là yếu tố cần phải nâng mức tăng để bù đắp cho người lao động.
Đồng tình với việc cần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng như mong muốn của tổ chức đại diện người lao động, song về phía doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia nói, mức tăng theo đề xuất của công đoàn chưa phù hợp với tình hình hiện nay.
Để có mức tăng cụ thể, các cơ quan liên quan sẽ cân đối chỉ số giá tiêu dùng, năng lực sản xuất, chi trả và nhiều điều kiện khác.
Hiện lương tối thiểu vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng. Còn lương tối thiểu giờ vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.