Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 20 tháng 1 năm 2025 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 20-1-2025 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày thuận lợi cho tạo tác, giao dịch.

Thứ 2 ngày 20 tháng 1 năm 2025

Năm Giáp Thìn

Tháng Chạp (T)

Tháng Đinh Sửu

Ngày Kỷ Sửu

Giờ Giáp Tý

Ngũ hành: Hỏa - Sao: Nguy - Trực: Kiến

Tiểu hàn: 05/1/2025 (06/12 âm lịch) lúc 11g15’

Đại hàn: 20/1/2025 (21/12 âm lịch) lúc 04g23’

Nha Trang: Nước lớn 16g04' - Nước ròng 07g58’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Tuất (19g-21g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Tạo tác, giao dịch.

Cung hoàng đạo: Ma Kết – Con dê (22/12 – 19/1): Tính cách cung Ma Kết có tính kỷ luật cao, sức bền tốt và luôn hoàn thành mục tiêu một cách vượt trội. Họ sống kín đáo, hướng nội và thường không muốn tiết lộ quá nhiều về bản thân.

Ma Kết thích sự ổn định và an toàn trong tình yêu, nhưng cũng mang đến những trải nghiệm hẹn hò sáng tạo và bất ngờ. Họ thực tế và thực dụng, có khả năng chịu áp lực cao.

Ma Kết phù hợp với các công việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học-kỹ thuật, công nghệ thông tin và quản lý. Đặc biệt, khi đặt lên bàn cân 12 cung hoàng đạo, Ma Kết rất giỏi cân bằng công việc, cuộc sống và tình cảm.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Người tràn ngập âm nhạc trong lòng mới có thể tràn ngập lòng yêu mễn những thứ đẹp đẽ nhất” (Plato)

“Cuộc sống giống như đang lái một chiếc xe đạp. Để giữ thăng bằng, bạn phải luôn tiến về phía trước” (Albert Einstein)

“Đừng bao giờ nói không thể bởi chưa ai từng nhìn thấy giới hạn của tiềm năng” (William James)

* Ngày này năm xưa:

- Ngày 20/01/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-SL phong quân hàm Đại tướng đối với đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ.

Cụ thể, ngày 20/01/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký các Sắc lệnh số 107-SL, Sắc lệnh số 108-SL, Sắc lệnh số 109-SL, Sắc lệnh số 110-SL, Sắc lệnh số 111-SL, Sắc lệnh số 112-SL:

- Sắc lệnh số 107-SL, bổ nhiệm ông Lê Thiết Hùng làm Tổng Thanh tra và ông Trần Tử Bình làm Phó Tổng Thanh tra quân đội toàn quốc.

- Sắc lệnh số 108-SL, bổ nhiệm ông Trần Hiệu làm Cục trưởng Cục Tình báo thuộc Bộ Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia Việt Nam.

- Sắc lệnh số 109-SL, bổ nhiệm ông Lê Thiết Hùng - Tổng Thanh tra quân đội toàn quốc, kiêm chức Hiệu trưởng Trường Lục quân trung học Trần Quốc Tuấn.

- Sắc lệnh số 110-SL, phong quân hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ, kể từ ngày 20-1-1948.

- Sắc lệnh số 111-SL, phong quân hàm Thiếu tướng kể từ ngày 1-1-1948 cho các ông Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội quốc gia Việt Nam; Nguyễn Sơn - Khu trưởng Chiến khu IV; Hoàng Sâm - Khu trưởng Chiến khu II; Chu Văn Tấn - Khu trưởng Chiến khu I.

- Sắc lệnh số 112-SL, phong quân hàm Thiếu tướng kể từ ngày 1-1-1948 cho các ông Trần Tử Bình - Trưởng phòng kiểm tra cán bộ; Văn Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Chính trị; Lê Hiến Mai - Chính ủy viên Khu II.

-​ Rạng sáng ngày 20/1/1785, quân Xiêm tấn công quân Tây Sơn ở Mỹ Tho, Gia Định. Nguyễn Huệ dử quân địch lọt vào trận địa mai phục ở sông Rạch Gầm - Xoài Mút. Pháo binh Tây Sơn bất ngờ nhả đạn vào các thuyền chiến của địch. Giữa lúc quân địch đang hốt hoảng, rối loạn thì quân thuỷ bộ của ta từ các vị trí mai phục xông ra tiêu diệt chúng. Toàn bộ chiến thuyền của địch bị đánh đắm. Gần 4 vạn quân Xiêm bị giết chết tại trận. Trận thắng Rạch Gầm - Xoài Mút do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đập tan âm mưu can thiệp của quân xâm lược Xiêm và trừng trị đích đáng hành động bán nước của bọn Nguyễn Ánh.

- Ngày 20/1/1931, tại Sài Gòn, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị công vận Đông Dương do đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư chủ trì. Sau khi nghe báo cáo về Nghị quyết của Đại hội lần thứ V của Quốc tế Công hội đỏ, Hội nghị quyết định thành lập Ban công vận Trung ương do đồng chí Trần Phú làm trưởng ban. Hội nghị đã thảo luận về đường lối vận động công nhân và thông qua "Luận cương và nghị quyết" của hội nghị.Việc thành lập Ban công vận Trung ương và những vǎn kiện nói trên thể hiện rõ sự quan tâm và đường lối đúng đắn của Đảng về công tác vận động công nhân Đông Dương.