Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 18 tháng 9 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 18-9-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho giao dịch, cầu tài lộc.

Thứ 2 ngày 18 tháng 9 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Bảy (Đủ)

Tháng Canh Thân

Ngày Kỷ Mão

Giờ Giáp Tý

Hành Thổ – Trực Phá – Sao Trương

Thu Phân: 23/09/2023 (09/08 âm lịch) lúc 13h51’

Hàn Lộ: 08/10/2023 (24/08 âm lịch) lúc 20h16’

Vũng Tàu: Nước lớn 03g25’ – nước ròng 09g38’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hôm nay thuận cho việc: Giao dịch, Cầu tài lộc.

Cung hoàng đạo: Xử Nữ – Người trinh nữ (23/8 - 22/9): Người thuộc cung này thông minh, năng động, khéo léo, khiêm tốn, cầu toàn, khá kỹ tính, bảo thủ, quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng” (Franklin)

“Sự tồn tại là cuộc mặc cả lạ lùng. Đời nợ chúng ta thì ít mà chúng ta thì nợ đời tất cả. Hạnh phúc thực sự duy nhất đến từ việc cống hiến hết bản thân vì một mục đích nào đó” (William Cowper)

“Chúng ta sinh ra đã khóc, sống để phàn nàn và chết trong thất vọng” (Thomas Fuller)

Hiểu đúng để phòng ngừa nguy cơ, sử dụng xe điện an toàn

Không riêng xe điện (xe máy điện, xe đạp, ô tô điện), mà tất cả các thiết bị tích điện đều tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Trên thực tế, xe điện chính hãng tỷ lệ xảy ra cháy nổ là vô cùng thấp. Điều quan trọng nhất là nguy cơ dẫn đến hiểm họa do chính người sử dụng hoặc không được trang bị kiến thức, nhận thức, hoặc thậm chí, phớt lờ quy định đảm bảo an toàn cháy, nổ khi sử dụng thiết bị mà nhà sản xuất đưa ra.

Những lỗi ý thức chủ quan... chết người

Trao đổi với PV ANTĐ, Thiếu tá Nguyễn Danh Luân, cán bộ Cục CS PCCC&CNCH Bộ Công an nhấn mạnh: đầu tiên là mỗi người dân chủ động trang bị kiến thức nhất định khi sử dụng thiết bị tích điện. Cùng với đó, mỗi người phải có được kỹ năng sinh tồn, thoát hiểm, và phải có phương án thoát hiểm ngay tại ngôi nhà, cơ quan nơi mình sinh sống, làm việc. Không thể mỗi khi xảy ra cháy, chúng ta lại đổ lỗi và có ý “kỳ thị” tất cả là do thiết bị điện gây nên.

Theo Thượng tá Đỗ Anh Quyến - Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tất cả các thiết bị tích điện đều có thể gây cháy trong quá trình sạc, nếu như chất lượng thiết bị kém, thời gian sử dụng lâu hoặc sử dụng không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Từng trực tiếp tham gia, chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ rất nhiều vụ cháy, Thượng tá Đỗ Anh Quyến chia sẻ: thực tế có nhiều vụ cháy xuất phát từ việc sạc điện thoại, sạc máy tính, sạc vợt bắt muỗi cắm điện, xạc xe điện... qua đêm.

Thói quen của nhiều người sau mỗi ngày đi làm việc, học tập về, thường cho xe vào nhà và cắm điện để sáng mai đầy pin đi làm tiếp. Sự chủ quan hoặc thiếu kiến thức đảm bảo an toàn PCCC này là nguyên nhân khiến trong đêm, thiết bị có thể bị chập nguồn sạc, hoặc pin đầy, rơ-le sạc lỗi, hỏng không tự ngắt, dẫn đến việc nổ pin, gây cháy và lan sang phương tiện khác.

Xe điện thân thiện với môi trường
Xe điện thân thiện với môi trường

Làm gì để khi xảy cháy, thiệt hại và nguy cơ được giảm thiểu tối đa?

Câu trả lời là hiểu và tuyệt đối tuân thủ quy định an toàn PCCC. Việc tuân thủ quy định là điều sống còn. Và việc trang bị các thiết bị thoát nạn, cứu nạn, cùng kỹ năng sinh tồn là hết sức cần thiết mà mỗi người cần phải có để tăng cơ hội sống khi gặp nạn.

Trở lại câu chuyện – nguy cơ thiết bị sạc điện chập, cháy. Đơn cử như chiếc xe điện; khi sạc xảy cháy, thao tác đầu tiên là dùng bình bột, bình bọt thông thường, cố gắng huy động tối đa thiết bị và phun áp lực mạnh nhất ngay khi phát hiện sớm, lửa còn nhỏ.

Thiếu tá Nguyễn Danh Luân, cán bộ Cục CS PCCC&CNCH Bộ Công an phân tích, việc chập cháy pin xe điện thường tạo ra nhiệt lượng mạnh, cháy dạng “phì” lửa từ trong ra ngoài. Hiểu được tính chất trên, trong những buổi tuyên truyền, cán bộ tuyên truyền sẽ đưa ra các khuyến cáo đối với trường hợp sự cố cụ thể. Để dập lửa pin xe điện cần dùng bình hoặc vòi áp lực mạnh hoặc loại bình chuyên dụng. Hoặc sử dụng chăn chuyên dụng thấm ướt trùm lên toàn bộ xe điện. Ngoài ra, khi đám cháy chưa phức tạp, cần cố gắng di chuyển, “tách” phương tiện đang cháy ra xa các vật dễ cháy, phương tiện đồ dùng lân cận.

Xe điện hướng tới giao thông xanh. Ảnh Báo ảnh Việt Nam
Xe điện hướng tới giao thông xanh. Ảnh Báo ảnh Việt Nam

Việt Nam phấn đấu trở thành điểm trung chuyển hàng hóa ASEANTrung Quốc

Với ưu thế gần gũi về địa lý, Việt Nam có nhiều điều kiện trở thành điểm trung chuyển hàng hóa, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng giữa ASEAN và Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.

Hàng hóa Việt Nam đang được xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai
Hàng hóa Việt Nam đang được xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai

Thương mại ASEAN - Trung Quốc phấn đấu vượt mức 1.000 tỷ USD

Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng cần tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, phối hợp các hình thức giao thông vận tải nhất là đường sắt và đường bộ; lan tỏa và kết nối rộng hơn giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, cũng như thông qua Trung Quốc để đưa hàng hóa của ASEAN đến với châu Âu, Trung Á…

20 năm qua là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đầy ấn tượng của kinh tế Trung Quốc. Với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới liên tục trong nhiều năm, kinh tế Trung Quốc đã chiếm trên 19% GDP toàn cầu; xuất khẩu hàng hóa chiếm trên 15% tổng sản lượng toàn cầu; đóng góp tới 38,6% cho tăng trưởng toàn cầu, trở thành động lực ổn định và dẫn dắt kinh tế thế giới, nơi khởi tạo của nhiều sáng kiến liên kết khu vực và toàn cầu quan trọng.

Với ASEAN, đây cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khối. Không chỉ gắn kết, liên kết về nội khối, ASEAN còn tích cực mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, trở thành một đối tác quan trọng của các nước lớn trong và ngoài khu vực. Trên cơ sở quan hệ đối ngoại rộng mở bao gồm 10 đối tác đối thoại, trong đó có tất cả các nước lớn, tiếng nói ASEAN được lắng nghe và vai trò trung tâm của ASEAN ngày càng được củng cố.

Mắt xích trong chuỗi cung ứng giữa ASEAN và Trung Quốc.

Với Việt Nam, sự gần gũi về địa lý với Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc định hình mối quan hệ của đôi bên và tạo điều kiện cho các tương tác, trao đổi và hợp tác thường xuyên diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 175,56 tỷ USD. Trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 105,5 tỷ USD; đầu tư của Trung Quốc đạt gần 1,3 tỷ USD với 399 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam. Lũy kế đến 20-8-2023, Trung Quốc duy trì vị trí thứ 6/143 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với 3.949 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 25,8 tỷ USD.

Không những thế, vị trí này của Việt Nam còn tạo điều kiện và cho phép người dân, hàng hóa và các sáng kiến có thể di chuyển và trao đổi dễ dàng giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc. Biên giới chung trên bộ, các tuyến hàng hải đã và đang tạo ra một môi trường thuận lợi cho hợp tác bền vững. Trong khi đó, tỉnh Quảng Tây sát với Việt Nam lại được Chính phủ Trung Quốc đã xác lập là “cửa ngõ hướng ra ASEAN của Trung Quốc”. Ưu thế này giúp cho Việt Nam có thể trở thành điểm trung chuyển hàng hóa, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng giữa ASEAN và Trung Quốc.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, các địa phương sát biên giới với Trung Quốc đang nỗ lực triển khai các biện pháp cụ thể. Là điểm khởi đầu của vành đai kinh tế ven biển Bắc bộ gắn với khu hợp tác kinh tế Vịnh Bắc bộ mở rộng của Trung Quốc, Quảng Ninh nổi bật với vai trò trạm trung chuyển quốc tế cùng nhiều cơ hội phát triển thương mại, du lịch và lưu thông hàng hóa quốc tế. Đặc biệt, Móng Cái được Chính phủ xác định là một trung tâm phát triển kinh tế của vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, giao thông quốc tế và thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng.