Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 12 tháng 12 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 12-12-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho cầu tài, về nhà mới, cầu phúc, tạo tác.

Thứ 3 ngày 12 tháng 12 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Mười (Đủ)

Tháng Quý Hợi

Ngày Giáp Thìn

Giờ Giáp Tý

Hành Hỏa – Trực Định – Sao Dực

Tiểu Tuyết: 22/11/2023 (10/10 âm lịch) lúc 21h03’

Đại Tuyết: 07/12/2023 (25/10 âm lịch) lúc 05h22’

Hòn Dấu: Nước lớn 03g03’ – nước ròng 16g42’

Giờ Hoàng đạo: Dần (03g-05g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g), Hợi (21g-23g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hôm nay thuận cho việc: Cầu tài, Về nhà mới, Cầu phúc, Tạo tác.

Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung (24/10 - 22/11): Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, phóng khoáng, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Hãy yêu cuộc sống mà bạn đang sống. Và sống cách sống bạn yêu” (Bob Marley)

“Hạnh phúc không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện bên ngoài nào, nó bị chi phối bởi thái độ tinh thần của chúng ta” (Dale Carnegie)

“Lợi thế của người chiến thắng không nằm ở năng khiếu, IQ cao hay tài năng. Lợi thế của người chiến thắng tất cả nằm trong thái độ. Thái độ là tiêu chí để thành công” (Denis Waitley)

Ba năm triển khai dạy học tích hợp vẫn vướng mắc

Sau 3 năm triển khai dạy học tích hợp bậc THCS, các địa phương đều gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học, kinh phí tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường...

Dạy học tích hợp được coi là đây là nội dung mới, khó trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều địa phương
Dạy học tích hợp được coi là đây là nội dung mới, khó trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều địa phương

Năm học 2023-2024 là năm học thứ ba ngành giáo dục triển khai thực hiện dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng, đây là nội dung mới, khó trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trong khi điều kiện các vùng miền, địa phương khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên… nên không tránh khỏi khó khăn, vướng mắc, lúng túng.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT Nguyễn Xuân Thành cho hay các khó khăn chủ yếu của các địa phương, cơ sở giáo dục là thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị và vật dụng thí nghiệm, lúng túng trong tổ chức thực hiện hoạt động, trong tổ chức kiểm tra đánh giá và khó khăn về kinh phí.

Cơ cấu giáo viên không đồng đều giữa các phân môn để đảm bảo dạy đúng chuyên môn. Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn tích hợp hoặc không được đào tạo đầy đủ, chưa đủ điều kiện, tự tin để dạy được các chủ đề trong chương trình môn học.

Một số nơi giáo viên chưa được đào tạo bồi dưỡng dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nên gặp khó khăn trong việc dạy học (như Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Quảng Trị, Bạc Liêu, Kon Tum). Một số địa phương không có giáo viên được đào tạo chuyên môn về Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp (như Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Quảng Trị, Đắk Nông)...

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận chuyển bình quân 30.000 lượt khách/ngày

Sau 2 năm đi vào vận hành thương mại, đến nay, tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, kết quả của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, đã phát huy hiệu quả. Không chỉ mở ra một loại hình vận tải hành khách đô thị mới văn minh, hiện đại mà tuyến đường sắt này cũng đã góp phần đáng kể làm giảm ùn tắc giao thông nội đô.

Số lượng hành khách lựa chọn đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông ngày một tăng. Tỷ lệ sử dụng loại hình này mỗi ngày đã tăng gấp đôi so với những ngày đầu hoạt động
Số lượng hành khách lựa chọn đường sắt đô thị Cát Linh Hà Đông ngày một tăng. Tỷ lệ sử dụng loại hình này mỗi ngày đã tăng gấp đôi so với những ngày đầu hoạt động
Năm 2021, trung bình mỗi ngày có khoảng 15.600 hành khách sử dụng tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông, thì nay đã lên đến hơn 30.000 lượt
Năm 2021, trung bình mỗi ngày có khoảng 15.600 hành khách sử dụng tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông, thì nay đã lên đến hơn 30.000 lượt
Không còn là chuyến tàu trải nghiệm mới lạ, thú vị lúc ban đầu, giờ đây, nhiều người dân Hà Nội đã có thói quen sử dụng đường sắt trên cao để đi làm, đi học hàng ngày
Không còn là chuyến tàu trải nghiệm mới lạ, thú vị lúc ban đầu, giờ đây, nhiều người dân Hà Nội đã có thói quen sử dụng đường sắt trên cao để đi làm, đi học hàng ngày
Nhiều người dân tỉnh ngoài khi có dịp đến Hà Nội cũng lựa chọn đi thử tàu điện trên cao như một trải nghiệm du lịch mà theo họ là không khác gì ở nước ngoài
Nhiều người dân tỉnh ngoài khi có dịp đến Hà Nội cũng lựa chọn đi thử tàu điện trên cao như một trải nghiệm du lịch mà theo họ là không khác gì ở nước ngoài