Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 10 tháng 12 năm 2022 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 10-12-2022 có gì đáng chú ý, tốt hay xấu? Hôm nay là ngày Hoàng Đạo, trực Thu, rất thuận lợi cho khai trương, giao tài vật, di dời, cầu phúc, dạm hỏi, rước dâu, nhập trạch, giao dịch, ký kết, khởi sự, trồng trọt, chăn nuôi.

Thứ 7 ngày 10 tháng 12 năm 2022

Năm Nhâm Dần

Tháng Mười Một (Thiếu)

Tháng Nhâm Tý

Ngày Đinh Dậu

Giờ Canh Tý

Hành Hoả – Trực Thu – Sao Liễu (Ngày Hoàng đạo)

Đại Tuyết: 07/12/2022 (14/11 âm lịch) lúc 10h47’

Đông Chí: 22/12/2022 (29/11 âm lịch) lúc 04h49’

Nha Trang: Nước lớn 22g03’ – nước ròng 06g47’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Thuận cho việc: Khai trương, Giao tài vật, Di dời, Cầu phúc, Dạm hỏi, Rước dâu, Nhập trạch, Giao dịch, Ký kết, Khởi sự, Trồng trọt, Chăn nuôi.

Cung hoàng đạo: Nhân Mã – Người bắn cung (23/11-21/12): Người thuộc cung này thông minh, hoạt bát, thẳng thắn, nhạy cảm dễ nóng nảy, thiếu sự kiên trì.

*Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được mở cho các quốc gia ký (1982).

Việt Nam là một trong 107 quốc gia đầu tiên tham gia ký Công ước. Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển được ký thông qua ngày 10/12/1982 (UNCLOS 1982), được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỷ XX, bao gồm 320 điều khoản và 9 phụ lục với hơn 1.000 quy phạm pháp luật và được mệnh danh là "Bản Hiến pháp của đại dương". Công ước chính thức có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 và là một khuôn khổ pháp lý toàn diện cho các hoạt động liên quan đến biển. Đến thời điểm này đã có 168 quốc gia phê chuẩn Công ước.

Ngay sau khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tích cực tham gia Hội nghị Luật biển lần thứ ba và là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay ngày 10/12/1982. Sau 40 năm, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò là thành viên tích cực, trách nhiệm và cầu thị tham gia Công ước.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên họp của Đại hội Đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 8/12/2022.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại phiên họp của Đại hội Đồng Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 8/12/2022.

Được thông qua vào năm 1982, Công ước đã mở ra một chương mới về quản trị biển trên quy mô toàn cầu, cũng như giúp nhân loại hiểu rõ hơn, bảo vệ và khai thác biển tốt hơn. Ông Guterres nhấn mạnh phạm vi của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển trải dài từ “không khí chúng ta hít thở, bầu khí quyển duy trì mọi sự sống, các ngành công nghiệp dựa trên đại dương mang lại việc làm cho khoảng 40 triệu người, đến các loài sinh vật trú ngụ ở đại dương”. Công ước đề cập tới các vấn đề quan trọng, gồm bảo tồn nghề cá của thế giới, bảo vệ biển, quyền đối với các nguồn tài nguyên trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển quốc gia, và tầm quan trọng ngày càng trở nên rõ nét của việc quản lý bền vững và công bằng các hoạt động liên quan đến khoáng sản trong vùng biển quốc tế.

*Ngày Nhân Quyền Quốc tế (1948):

Những hậu quả mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai gây ra đã thức tỉnh nhân loại về một nhiệm vụ chung là bảo vệ hòa bình, tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền con người, đây được xem là một nhu cầu cấp bách của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, ngay sau khi được thành lập (24/10/1945), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” vào ngày 10/12/1948. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho bộ luật Nhân quyền quốc tế, gồm hai Công ước cơ bản về quyền con người (Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa) được Liên hiệp quốc thông qua vào năm 1966. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền vẫn là bản tuyên ngôn có ý nghĩa nhân văn cao cả, đã và đang là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại và ngày 10/12 hàng năm được chọn làm ngày “Nhân quyền thế giới”. Hàng năm, Ngày “Nhân quyền thế giới” được kỷ niệm ở nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới.

Tại Việt Nam: Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta, vấn đề này được thể hiện rõ trong bản Tuyên ngôn độc lập, các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người như: Công ước về quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Công ước chống tra tấn về các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người… Việt Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 với số phiếu rất cao đã thể hiện uy tín của quốc gia. Đó là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người.

*Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Sớm hay muộn, người thắng là người nghĩ mình có thể” (Paul Tournier)

“Bạn không thể điều khiển những gì xảy đến với mình, nhưng bạn có thể điều khiển thái độ đối với những gì xảy đến với mình, và như vậy, bạn sẽ chi phối sự ngẫu nhiên hơn là để nó chi phối bạn” (Brian Tracy)

“Hư cấu buộc phải bám vào những khả năng. Sự thật thì không” (Mark Twain)

Việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hồi tháng 10 vừa qua chính là sự khẳng định và ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong tôn trọng các quyền con người, đồng thời thúc đẩy bảo vệ quyền con người.