Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 1 tháng 7 năm 2023 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Xem lịch âm, lịch vạn sự ngày hôm nay 1-7-2023 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho tạo tác, cầu phúc, về nhà mới.

Thứ 7 ngày 1 tháng 7 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Tư (Đủ)

Tháng Mậu Ngọ

Ngày Canh Thân

Giờ Bính Tý

Hành Mộc – Trực Mãn – Sao Đê

Hạ Chí: 21/06/2023 (04/05 âm lịch) lúc 21h58’

Tiểu Thử: 07/07/2023 (20/05 âm lịch) lúc 15h31’

Nha Trang: Nước lớn 07g25’ – nước ròng 16g44’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Tạo tác, Cầu phúc, Về nhà mới.

Cung hoàng đạo: Cự Giải – Con cua (22/6 - 22/7): Người thuộc cung này là mẫu người giàu tình cảm, thông minh, tinh tế nhưng lại bảo, bướng bỉnh, thiếu quyết đoán.

* Khai hội Hội Đình Chèm (14 – 16 Âm Lịch):

Lễ hội đình - đền Chèm diễn ra ngày 14-16/5 âm lịch ở đình Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Lễ hội đình Chèm gồm 2 phần: phần lễ và phần hội được tổ chức quy mô với nhiều hoạt động sôi nổi và hấp dẫn.

Đoàn rước trong lễ hội đình - đền Chèm
Đoàn rước trong lễ hội đình - đền Chèm

Đình Chèm (hay còn gọi là đền Chèm) thờ Đức Ông Lý Ông Trọng (người có công lớn với hai triều đại Hùng Duệ Vương và An Dương Vương. Ông cũng là nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc, khi được cử đi sứ sang nước Tần giúp vua Tần dẹp yên sự quấy nhiễu của quân Hung Nô) cùng Đức Bà Bạch Tĩnh Cung và ông Sứ Nguyễn Văn Chất.

Theo sử sách ghi lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức thánh Lý Ông Trọng. Sâu xa hơn, lễ hội cũng là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Lễ hội đình - đền Chèm là lễ hội lớn trong vùng

Lễ hội đình - đền Chèm là lễ hội lớn trong vùng

Lễ hội đình - đền Chèm là lễ hội lớn trong vùng, được tổ chức trong 3 ngày với nhiều hội thi và trò chơi truyền thống như: thi làm chè kho, thi bơi, thi vật, thi bắt vịt, chơi cờ người... Lễ hội có sự tham gia của nhân dân 3 làng: Thụy Phương, Hoàng Xá, Hoàng Liên. Theo truyền thuyết địa phương, thì ba làng kết nghĩa anh em, làng Thụy Phương là anh cả, làng Xá là anh hai, làng Liên là em út.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Hãy luôn là phiên bản hạng nhất của chính mình, còn hơn là phiên bản hạng hai của người khác” (Judy Garland)

“Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau” (Trịnh Công Sơn)

“Vết thương không lành theo cách chúng ta muốn, chúng lành theo cách chúng cần. Cần có thời gian để vết thương mờ dần thành sẹo. Cần có thời gian để quá trình chữa bệnh diễn ra. Hãy cho bản thân thời gian đó. Hãy nhẹ nhàng với vết thương của bạn. Hãy nhẹ nhàng với trái tim của bạn. Bạn xứng đáng được chữa lành” (Dele Olanubi)

Hà Nội công bố điểm thi lớp 10 vào 19 giờ tối nay 30-6

Hà Nội đẩy thời điểm dự kiến công bố điểm thi lớp 10 vào 4-7 lên sớm 4 ngày. Thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội, đúng 19 giờ tối nay, 30-6, thí sinh sẽ biết kết quả thi vào lớp 10 chuyên và không chuyên.

Hơn 100.000 thí sinh sẽ biết kết quả thi vào lớp 10 trong tối 30-6
Hơn 100.000 thí sinh sẽ biết kết quả thi vào lớp 10 trong tối 30-6

Chiều 30-6, thông tin từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, 19 giờ tối nay Sở sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 202-2024.

Như vậy, so với thời điểm dự kiến ban đầu công bố điểm vào ngày 4-7 thì Sở GD-ĐT Hà Nội đã đẩy việc công bố kết quả thi vào lớp 10 sớm 4 ngày.

Chỉ 1 ngày sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, Hà Nội sẽ công bố điểm thi của hơn 100.000 thí sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 năm học 202-2024. Đây cũng là mong muốn của nhiều phụ huynh học sinh khi kết quả thi lớp 10 đặc biệt quan trọng trong việc quyết định thí sinh sẽ học trường công lập hay phải lựa chọn trường tư thục.

Tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT của Hà Nội năm nay có hơn 102.000 học sinh (tăng khoảng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023).

Trong đó, tuyển vào các trường THPT công lập khoảng 72.000 học sinh (tăng 1.000 học sinh so với năm học 2022 - 2023), chiếm tỷ lệ 55,7%. Tuyển vào các trường THPT công lập tự chủ và tư thục khoảng 30.000 học sinh, chiếm tỷ lệ 23,2%.

Tuyển sinh vào trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên khoảng 10.000 học viên, chiếm tỷ lệ 7,7%.