Xây dựng tổ hợp chăn nuôi, chế biến thịt lợn 1.500 tỷ đồng tại Đắk Lắk

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Tập đoàn De Heus Việt Nam và Tập đoàn Hùng Nhơn vừa khởi công Dự án “Tổ hợp Khu nông nghiệp ứ ng dụng c ông nghệ cao tại Đắk Lắk” với trị giá đầu tư dự kiến 66 triệu USD (khoảng 1.500 tỷ đồng).

Dự án “Tổ hợp Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đắk Lắk” là một tổ hợp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín từ chọn lọc, sản xuất lợn giống - gà giống; Nhà máy giết mổ lợn tự động; Sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; Sản xuất phân bón hữu cơ và Thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam và hướng tới xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á.

Tiến độ xây dựng dự án từ quý III-2020 đến quý IV-2025.

Dự án trang trại sau khi hoàn thành sẽ tạo ra nguồn cung cấp lợn giống chất lượng cao một cách nhanh chóng và đáng tin cậy cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Việc hợp tác phát triển dự án “Tổ hợp Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đắk Lắk” còn tạo ra cơ hội việc làm cho gần 300 người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk.

Khởi công xây dựng tổ hợp dự án chăn nuôi-chế biến thịt tại Đắk Lắk của Tập đoàn De Heus Việt Nam

Khởi công xây dựng tổ hợp dự án chăn nuôi-chế biến thịt tại Đắk Lắk của Tập đoàn De Heus Việt Nam

Lần đầu tại Việt Nam, toàn bộ quy trình chăn nuôi tại dự án được ứng dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hệ thống trang trại của dự án sẽ được vận hành và giám sát theo công nghệ 4.0 cung cấp bởi SKIOLD – một tập đoàn đa quốc gia, có trụ sở chính tại Đan Mạch với trên 140 năm kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tổng thể, trang thiết bị hiện đại cho trang trại.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, chăn nuôi là một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp không chỉ ở góc độ kinh tế, an ninh lương thực, mà còn tạo công ăn việc làm sinh kế của gần 10 triệu hộ nông dân.

Chăn nuôi không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước mà còn gia tăng xuất khẩu, nhiều loại thực phẩm chăn nuôi Việt Nam đã suất khẩu chính ngạch sang các nước trong đó có các nước phát triển như lợn sữa lợn cho sang Hồng Kông, Singapore, thịt gà sang Nhật Bản, sữa và các thực phẩm từ sữa đến 43 nước trên thế giới trong đó có cả Mỹ, EU.

Nếu xét về kinh tế thì chưa lớn nhưng đã khẳng định được giá trị thương hiệu các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam với thế giới, rằng Việt Nam không chỉ có nông sản, thủy sản, lâm sản xuất khẩu mang thứ hạng mà còn có súc sản sẽ được nhiều thị trường biết tới.

“Dự án mang ý nghĩa mở ra triển vọng đánh dấu một bước phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung “- ông Tiến nhìn nhận.

Theo đó, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho hay, dự án đầu tư giải quyết đúng nút thắt của ngành chăn nuôi Việt Nam - đó là giải quyết bài toán cung cấp ổn định nguồn giống lợn và gà năng suất chất lượng cao; xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tạo ra chuỗi liên kết phát triển bền vững từ con giống, vật tư đầu vào, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, giết mổ, chế biến và phân bón hữu cơ theo chuỗi kinh tế tuần hoàn.