Xây dựng hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng của người Mường”

(ANTĐ) - Sở VH-TT&DL tỉnh Hòa Bình vừa xây dựng đề án trình Bộ VH-TT&DL công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng của người Mường” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Xây dựng hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng của người Mường”

(ANTĐ) - Sở VH-TT&DL tỉnh Hòa Bình vừa xây dựng đề án trình Bộ VH-TT&DL công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng của người Mường” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 Theo số liệu điều tra năm 2010, toàn tỉnh Hoà Bình còn khoảng 5.000 gia đình lưu giữ các loại cồng chiêng với số lượng lên tới gần 10.000 chiếc, tập trung tại các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong…

Đây là loại nhạc cụ không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người Mường, được đánh trong các dịp lễ, tết, trong đám cưới, đám ma hay trong các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới. Một dàn cồng chiêng có 12 chiếc to nhỏ khác nhau, người Mường quan niệm đó là sự biểu thị của vòng tuần hoàn 12 tháng trong một năm.

Yên Vân