“Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Là tên một cuốn sách vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành. Với hơn 200 trang, cuốn sách đưa ra những phân tích, lý giải về hình thái và sự vận động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, tác động tới lợi ích quốc gia của Việt Nam tập trung trong 10 năm qua (2010-2020), dự báo cho 10 năm tới và đưa ra những khuyến nghị chính sách của Việt Nam nhằm bảo đảm được lợi ích quốc gia - dân tộc.

Tác giả cuốn sách là Thiếu tướng, TS Đỗ Lê Chi-Cục trưởng Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an).

Theo tác giả, trật tự quốc tế định vị mỗi quốc gia trong đó, và trật tự được duy trì, vận hành bởi những cấu trúc nhất định. An ninh của mỗi quốc gia thể hiện trong hình thái tổ chức và vận động của cấu trúc an ninh khu vực của quốc gia đó. Lợi ích này có hai chiều, gồm quốc gia phải vận động theo quy tắc trong cấu trúc, quốc gia góp phần thay đổi cấu trúc đó theo cách thức thúc đẩy được lợi ích của mình.

Mục tiêu lớn nhất của cuốn sách này là giúp người đọc hiểu được cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương ra sao; Việt Nam nằm ở đâu; Sự vận hành của cấu trúc tác động thế nào đến Việt Nam, và Việt Nam cần làm gì để tác động, giúp định hình cấu trúc mới mà trong đó, Việt Nam ở vị thế lớn hơn, chủ động hơn.

Thiếu tướng Đỗ Lê Chi, tác giả cuốn sách “Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương”

Nhận xét về cuốn sách, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, một nhà nghiên cứu hàng đầu, nói: “Trong số các công trình về đề tài này do các tác giả Việt Nam viết mà tôi từng được đọc thì đây là cuốn sách lý thú nhất… Đây là một công trình mang tính lý luận, thực tiễn cao…”.

“Cuốn sách mang tính thời sự cao vì nó ra mắt bạn đọc đúng vào lúc an ninh thế giới nói chung và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng; các cấu trúc an ninh chứng kiến nhiều sự chuyển dịch lớn cần được nhận diện chuẩn xác để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và phương cách hành xử…”. Ông cho rằng công trình này “có được những ưu điểm ấy một phần liên quan tới bản thân tác giả - một sỹ quan cao cấp của ngành Công an đã làm việc lâu năm trên cả mặt trận nghiên cứu khoa học lẫn hoạt động thực tiễn”.

Thượng tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Thành (Thứ trưởng Bộ Công an) đánh giá cao công trình này, coi đây là “một trong số ít công trình đề cập một cách toàn diện, sâu sắc về bức tranh quan hệ quốc tế hiện nay... Cuốn sách mang tính thời sự cao khi ra mắt bạn đọc vào một thời điểm hết sức có ý nghĩa” khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò quốc tế “kép” tại ASEAN (năm 2020) và Hội đồng Bảo anh Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2020-2021).

GS. TS Phùng Hữu Phú (Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương) coi cuốn sách này là “một nghiên cứu có giá trị, góp phần quan trọng cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cần thiết trong xây dựng, hoạch định chính sách an ninh, đối ngoại của Việt Nam thời gian tới nhằm bảo đảm lợi ích cốt lõi của quốc gia – dân tộc trước những diễn biến phức tạp, khó dự đoán trong quan hệ quốc tế hiện nay”.

Nhận xét về cuốn sách, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, một nhà nghiên cứu hàng đầu, nói: “Trong số các công trình về đề tài này do các tác giả Việt Nam viết mà tôi từng được đọc thì đây là cuốn sách lý thú nhất… Đây là một công trình mang tính lý luận, thực tiễn cao…”.

Nhận xét về cuốn sách, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, một nhà nghiên cứu hàng đầu, nói: “Trong số các công trình về đề tài này do các tác giả Việt Nam viết mà tôi từng được đọc thì đây là cuốn sách lý thú nhất… Đây là một công trình mang tính lý luận, thực tiễn cao…”.

Là một khu vực địa lý rộng lớn bao gồm các quốc gia ở châu Á và vươn sang các quốc gia thuộc châu Mỹ ở bờ Đông của Thái Bình Dương, khu vực này có những quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới (Nga, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ), những quốc gia đông dân nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia), 3/5 nền kinh tế đứng đầu thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản), châu Á-Thái Bình Dương là nơi có các nền kinh tế năng động nhất, giao thương tự do lớn nhất, nơi tập trung nhiều nhất các cơ chế hợp tác đa phương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, vì thế nơi đây quyết định sự thịnh vượng toàn cầu trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất cạnh tranh chiến lược nước lớn và những xung đột lợi ích mà có thể dễ bùng phát xung đột vũ trang nhất thế giới, như biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và đặc biệt là Biển Đông.

Trong khu vực, Đông Nam Á lại là “trọng điểm” của các tranh chấp đó, nơi đang đóng vai trò rất quan trọng trong định hình những cấu trúc an ninh, trật tự quan hệ quốc tế tại khu vực và trên toàn cầu trong những năm tới. ASEAN trong thập kỷ qua đã giữ một vai trò “trung tâm” hết sức quan trọng giúp xử lý hài hòa các xung đột lợi ích. Tuy nhiên, ASEAN đang đứng trước khó khăn lớn do sự đối đầu của nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam là quốc gia chứa đựng nhiều giá trị địa-chiến lược đặc thù, vì thế Việt Nam vừa là “đối tượng đấu tranh”, vừa là “đối tác tranh thủ” hàng đầu của các nước lớn tại khu vực. Vị thế cao chưa từng có của Việt Nam trên trường quốc tế ngày này cho thấy sự đúng đắn, khôn ngoan về đối ngoại của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, vai trò nào cho ASEAN, cho Việt Nam vào lúc này và trong 10 năm tới, còn là dấu hỏi.

Cuốn sách đưa ra những khuyến nghị đáng chú ý nhằm góp phần định hình cấu trúc an ninh phù hợp, định vị Việt Nam ở một vị trí tương xứng hơn mà ở đó, lợi ích quốc gia-dân tộc được bảo đảm hơn, góp phần bảo đảm lợi ích của các quốc gia trên toàn khu vực./.