Việt Nam đảm bảo chiến đấu của C-130 như thế nào?

ANTĐ - Do khan hiếm phụ tùng thay thế, các cán bộ kỹ sư hàng không Việt Nam dùng lốp máy bay vận tải C-123 thay vào lốp C-130 để đảm bảo yêu cầu chiến đấu.

Sau 1975, quân ta chỉ thu được 7 chiếc máy bay vận tải chiến thuật C-130A của Không quân VNCH, số lượng phụ tùng, linh kiện thay thế đi kèm không phải là nhiều.
Tới năm 1978, tình hình lúc này khá khó khăn, trong kho dự trữ không còn lốp máy bay C-130A. Nếu không có lốp, máy bay không thể cất cánh. Để đảm bảo hoạt động các máy bay C-130, các cán bộ của ta tính toán tìm phương án nhằm thay thế lốp cho máy bay C-130 đảm bảo yêu cầu chiến đấu. Một trong những phương án được thực hiện, dùng lốp máy bay vận tải khác của Mỹ thay vào C-130.
“Năm 1978, sau khi đi công tác ở Ba Lan về, tôi được cấp trên giao nghiên cứu khả năng lắp lẫn phụ tùng thiết bị cất hạ cánh giữa các máy bay. Tôi đã nghiên cứu thay thế lốp của máy bay vận tải C-123 cỡ nhỏ hơn cho C-130”, Đại tá Huỳnh Tùng nhớ lại.

Đại tá Huỳnh Tùng cũng là một trong những cán bộ chủ chốt tham gia đề tài nghiên cứu cải tiến biến máy bay vận tải C-130 thành máy bay ném bom phục vụ bảo vệ Trường Sa. Sau này, C-130 nhiều lần dùng để oanh kích các mục tiêu quân Khơ Me đỏ.
Về loại C-123, đây là máy bay vận tải do chiến thuật do hãng Chase Aircraft và Fairchild Aircraft thiết kế sản xuất từ cuối những năm 1940. C-123 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực và 2 động cơ cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 367km/h, tầm bay gần 900km. C-123 có khả năng chở 60 lính hoặc 11 tấn hàng hóa.
Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ viện trợ một số chiếc C-123 cho Không quân VNCH. NhưngTheo Đại tá Huỳnh Tùng, số lốp C-123 trong kho còn rất nhiều. Và nó được dùng để làm “đôi giày mới không vừa cỡ” cho C-130.
“Khi chúng tôi lắp thử đôi săm lốp C-123 lên C-130 thì trông máy bay hơi sệ đít (vì lốp nhỏ) nên nhiều người không tin sẽ bay thử thành công, nhưng tôi vẫn tin là được. Ngay hôm sau, chúng tôi chuẩn bị bay thử, khi đó mọi người rất ngạc nhiên khi lấy lốp bên trái bị xẹp. Tất cả đều nhìn tôi có vẻ không tin tưởng, nhưng sau khi kiểm tra kỹ thì quanh lốp vẫn bình thường. Tôi đề nghị tháo xăm lốp để kiểm tra kỹ, vừa rút chân van ra tôi đã phát hiện chân van bị rách. Đó là do các cán bộ lắp chân van bị nghiêng nên khi bơm khí chân van bị xé rách. Sau khi thay săm lốp xong, chúng tôi cho chất đủ tải để bay thử. Thật tuyệt vời, hai chuyến bay thử thành công”, Đại tá Huỳnh Tùng nhớ lại.
Giải pháp thay lốp C-123 (trong ảnh) cho C-130 làm giảm tải trọng của C-130 tuy nhiên vẫn đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu.

Giải pháp thay lốp C-123 (trong ảnh) cho C-130 làm giảm tải trọng của C-130
tuy nhiên vẫn đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu.


Để đảm bảo yêu cầu, tải trọng của C-130 phải giảm đi 2 tấn, nhưng vẫn mang đủ 7 tấn bom. Như vậy, các “máy bay ném bom C-130” vẫn đảm bảo yêu cầu phục vụ chiến đấu.
Nhờ cải tiến này, Quân chủng Không quân đã duy trì đủ số lượng vận tải cơ C-130 đáp ứng yêu cầu vận tải và ném bom trong chiến dịch Biên giới Tây Nam 1979 và các chiến dịch truy quét quân Khơ Me đỏ trên đất Campuchia sau này.