Khó cắt đứt lợi ích

Khó cắt đứt lợi ích

ANTĐ - Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho biết, do hiện còn những ý kiến khác nhau, nên bản Dự thảo được trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với nội dung liên quan tới thành phần kinh tế, từ 3 phương án rút xuống còn 2. Phương án 1 là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương án 2 là nền kinh tế thị trường XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Vượt khó... khó vượt

Vượt khó... khó vượt

ANTĐ - Luật Doanh nghiệp ra đời đã được 7 năm, với rất nhiều thay đổi trong nền kinh tế nên ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, bất hợp lý, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc tách bạch hay phân định chức năng quản lý Nhà nước và quản lý chủ sở hữu Nhà nước càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

ANTĐ - Ngày 4-9, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức tham vấn về việc xây dựng Báo cáo về bộ chỉ số và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia. 
Chớ bỏ lỡ cơ hội

Chớ bỏ lỡ cơ hội

ANTĐ - Trong cuộc hội thảo “Cơ hội kinh doanh cuối năm cho doanh nghiệp” vừa diễn ra, các chuyên gia kinh tế cũng như một số đại diện giới doanh nghiệp cho rằng, trong khó khăn vẫn có cơ hội. Bên cạnh những khó khăn, thách thức, doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội để tái cơ cấu, lành mạnh hóa tài chính, sản xuất kinh doanh. Dự đoán, năm 2013, tăng trưởng GDP khoảng 5,5%, CPI vào khoảng 6-7% là tiền đề quan trọng để nền kinh tế phục hồi từ cuối năm nay nhờ tín dụng tăng mạnh cho khu vực tiêu dùng.

Kích cầu đầu tư công

Kích cầu đầu tư công

ANTĐ - Khác với những lần trước, lần này ngành xăng dầu không tăng giá cao vọt mà tăng nhỏ giọt 3 lần, cộng lại giá xăng đội lên thêm 1.200 đồng/lít. Mặc dù có thay đổi “chiến thuật”, nhưng việc tăng giá xăng dầu cũng góp phần đẩy chỉ số giá tiêu dùng của tháng 8 tăng thêm khoảng 0,15% so với tháng 7. Áp lực lạm phát tăng cao trở lại trong nửa cuối năm 2013 không hẳn đã giảm khi một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đã có kế hoạch “nhấp nhổm” tăng giá theo lộ trình như giá điện, dịch vụ khám chữa bệnh, học phí…
Cẩn trọng khi kích cầu

Cẩn trọng khi kích cầu

ANTĐ - Tốc độ tăng trưởng GDP trong 6 tháng đầu năm nay rơi xuống đáy so với 10 năm trước, được một số chuyên gia coi là chạm đáy của mô hình tăng trưởng chữ U. Mặc dù còn không ít khó khăn cả ở đầu vào và đầu ra, nhưng với những chính sách và giải pháp đang được thực thi, Bộ Kế hoạch-Đầu tư ước tính 6 tháng cuối năm, tăng trưởng GDP sẽ đạt 6% và có khả năng đạt được mục tiêu cả năm tăng 5,5%. Liệu đây có phải là yếu tố khẳng định kinh tế đã thoát đáy thực sự và phục hồi tăng trưởng từ năm 2014?

  Phục hồi nhanh “sức khỏe”

Phục hồi nhanh “sức khỏe”

ANTĐ - Báo cáo của Bộ Kế hoạch – Đầu tư về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2013, với những chỉ số vĩ mô khá “đẹp” đã nhen lên niềm hy vọng kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng trì trệ. Báo cáo nhận định nền kinh tế đang dần hồi phục, chỉ số GDP quý II ước đạt 5%, cao hơn mức tăng 4,76% của quý I. Riêng GDP tháng 6 ước đạt 4,9%, bằng xấp xỉ cùng kỳ năm trước. Như vậy là kinh tế đã có đà tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. 

“Tái xuất” giấy phép con

“Tái xuất” giấy phép con

ANTĐ - Chỉ số Quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ đo lường chất lượng dịch vụ công lớn nhất từ trước đến nay ở nước ta. Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, vừa công bố kết quả khảo sát chỉ số PAPI với các nội dung: sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ.

Chọn mũi nhọn đột phá

Chọn mũi nhọn đột phá

ANTĐ - Năm 2013, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 5,2%, tăng một chút so với mức 5,03% của năm 2012. Lạm phát năm nay sẽ ở mức 7,5%. Năm 2014, nền kinh tế sẽ khó khởi sắc hơn với mức tăng trưởng 5,6% và lạm phát 8,2%. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo như vậy và cho rằng, trong vòng hai năm tới lạm phát của nước ta sẽ được duy trì ở mức một con số là gần 10%. Giám đốc Ngân hàng này cũng khuyến nghị Chính phủ cần có cách tiếp cận chiến lược và chọn lọc hơn, nhất là tái cơ cấu kinh tế, vì không thể làm tất cả mọi việc cùng một lúc. 

5 năm gia nhập WTO: Hệ quả không mong muốn

5 năm gia nhập WTO: Hệ quả không mong muốn

ANTĐ - Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố ngày 3-4 cho thấy, sự kiện này đã mang lại nhiều hệ quả không mong muốn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Cần đặt lên bàn cân

Cần đặt lên bàn cân

ANTĐ - Một kỳ nghỉ Tết dài ngày với hy vọng thúc đẩy tăng sức mua, tiêu dùng trong dân cư vốn rất yếu trong năm 2012, chỉ đạt được kết quả khá khiêm tốn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, sức mua không được cải thiện là mấy, dù có tăng so với ngày thường nhưng mức tăng không cao so với Tết Âm lịch 2012, thậm chí có mặt thấp hơn. Trong khi đó, khu vực sản xuất tiếp tục kéo dài sự đình đốn, một tín hiệu không mấy khả quan cho nền kinh tế đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Tìm cho ra “gốc” nợ

Tìm cho ra “gốc” nợ

ANTĐ - Gánh nặng lớn nhất, có tính chất quyết định sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong năm 2013 là có khả năng xử lý được nợ xấu hay không. Đến nay vẫn chưa biết rõ lấy từ đâu ra nguồn tiền để giải quyết nợ xấu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Cuối tháng 12 năm ngoái, Chính phủ đã họp bàn về đề án xử lý nợ xấu, trong đó có việc thành lập công ty mua bán nợ với tên gọi Công ty Quản lý tài sản Việt Nam.
Cần tối đa hóa lợi ích do hội nhập WTO

Cần tối đa hóa lợi ích do hội nhập WTO

ANTĐ - Nghiên cứu “Phân cấp quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế Việt Nam và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chỉ ra, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Tiền đang “chảy” đi đâu?

Tiền đang “chảy” đi đâu?

ANTĐ - Các khoản vay phi chính thức mặc dù chỉ chiếm khoảng 9-10% tổng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đây lại là một ngân khoản thường xuyên không thể thiếu trong ngân sách vốn eo hẹp của khu vực kinh tế này. Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngoài nhà nước phải “sống” dựa vào nguồn vốn vay phi chính thức để đảm bảo nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có nghĩa “huyết mạch” nuôi sống cơ thể không thể trông chờ vào vốn tín dụng.
Lắm mối càng rối thêm

Lắm mối càng rối thêm

ANTĐ - Số liệu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương mới công bố khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên về sự đan xen, chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với khối doanh nghiệp nhà nước. Hiện có tới 101 đầu mối quản lý trực tiếp 1.039 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Các đầu mối bao gồm 17 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố, 11 tập đoàn kinh tế nhà nước, và 10 tổng công ty 91. Nhà nước vừa đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp, vừa là cơ quan ban hành chính sách. Vai trò “kép” nên khó tránh được sự thiên vị.
Một câu hỏi “treo”

Một câu hỏi “treo”

ANTĐ - Phát biểu tại Hội nghị ngành Kế hoạch - đầu tư vừa diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cố gắng điều hành để lạm phát năm 2012 ở mức 6-7%. Ông nhận định tăng trưởng năm nay khó đạt mức 6-6,5%. Sau khi rà soát 15 chỉ tiêu Quốc hội giao, Chính phủ có khả năng đạt 14 chỉ tiêu. Chỉ duy nhất không đạt là chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Thủ tướng nhấn mạnh, phương hướng tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải thoái vốn ở lĩnh vực không liên quan đến ngành chính. Đặc biệt, từ nay dự án chưa có vốn rõ ràng thì không được khởi công. Không thể ghi tên dự án rồi doanh nghiệp mới chạy vốn.

“Quả đấm thép” hoen gỉ

“Quả đấm thép” hoen gỉ

ANTĐ - Tại phiên họp thường kỳ tháng 5, Chính phủ đã khẳng định quan điểm đối với những sai phạm tại các doanh nghiệp Nhà nước. Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước không riêng gì Vinashin và Vinalines, nếu để xảy ra sai phạm thì đều phải xử lý theo quy định của pháp luật. Trên nghị trường Quốc hội những phát biểu thẳng thắn và mạnh mẽ của các đại biểu không chỉ “nóng” xung quanh vụ việc hàng nghìn tỷ đồng đổ xuống biển, mà còn bày tỏ nỗi lo ngại của cử tri về những “lỗ hổng” rất lớn trong quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước những “quả đấm thép”.

Hỗ trợ khác cứu trợ

Hỗ trợ khác cứu trợ

ANTĐ - Tính đến hết tháng 4 cả nước đã có 6.200 doanh nghiệp giải thể cả tự nguyện và bị cưỡng chế. Đó là chưa kể 11.600 doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng sản xuất kinh doanh hoặc ngừng thực hiện đóng thuế cho Nhà nước. Trong số này doanh nghiệp ngành công nghiệp khai khoáng chiếm 15,5%, doanh nghiệp xây dựng, bất động sản chiếm 10,54% và ngành vận tải kho bãi chiếm 10,09%. Con số này chỉ là phần nổi, bởi nhiều doanh nghiệp không muốn “lộ bệnh” để bị ngân hàng, bạn hàng đẩy vào tình trạng ốm nặng hơn thậm chí “chết” hẳn.

Chặng đường vẫn còn dài

Chặng đường vẫn còn dài

ANTĐ - Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Kinh tế nói chung, khu vực tài chính nói riêng bắt đầu ổn định trở lại. Mặc dù tăng trưởng GDP chậm hơn nhưng lạm phát giảm nhanh, thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp mạnh, áp lực lên VND giảm. Đó là báo cáo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về thực trạng và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012.