Vì sao vũ khí Hàn lại thống lĩnh được thị trường “ông lớn-Mỹ”

ANTĐ - Ngày 4-11, Viện nghiên cứu ngành sản xuất công nghiệp Hàn Quốc khẳng định, Mỹ sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất về sản phẩm công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, tiếp theo là Ấn Độ, Indonisia và Philipines.

Vì sao vũ khí Hàn lại thống lĩnh được thị trường “ông lớn-Mỹ” ảnh 1 Hàn Quốc kỷ niệm dấu mốc máy bay quốc nội FA-50 đưa vào phục vụ

Theo dự báo, trong thời gian 5 năm tới, giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Seoul sang Washington vào khoảng 30 tỷ USD. Máy bay huấn luyện tốc độ siêu âm KAI TA-50, máy bay huấn luyện KT-1, tàu ngầm và tàu chiến của Hàn Quốc liên doanh sản xuất với Công ty Lockheed Martin của Mỹ là sản phẩm có tính cạnh tranh nhất trong các dòng sản phẩm quốc phòng của nước này dùng cho xuất khẩu.

Từ một nước nặng về nhập khẩu vũ khí, giờ Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vũ khí nhanh nhất thế giới.

Từ chiếc tàu ngầm Type-209 đầu tiên vào năm 1992, Hàn Quốc đã tạo
được nhiều bước đột phá trong phát triển tàu ngầm sau này.

Bảy năm trở lại đây, ngành sản xuất công nghiệp quốc phòng tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, đã giúp Hàn Quốc ghi tên mình vào một trong những nước có mức tăng trưởng xuất khẩu vũ khí nhanh nhất thế giới

Theo phân tích, ngành sản xuất công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc tăng trưởng nhanh chủ yếu do 3 nguyên nhân sau:

Một là, Hàn Quốc đã thông qua nhập khẩu lượng lớn vũ khí trang bị từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, do đó, họ đã thu hút được một khối lượng lớn tinh hoa khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước đó. Ngoài ra, dưới sự nỗ lực thúc đẩy của chính phủ, mức đầu tư nghiên cứu phát triển của các nhà sản xuất tư nhân từ 132,2 tỷ USD năm 2005, đã tăng lên 410,7 tỷ USD năm 2008.

Tàu đổ bộ cỡ lớn lớp Dokdo của hải quân Hàn Quốc

Hai là, do nguyên nhân địa chính trị, ngoài việc Hàn Quốc lo sợ mối đe dọa quân sự từ phía Triều Tiên nên phải đẩy mạnh phát triển quốc phòng.

Nguyên nhân thứ 3 đó là ưu thế về giá cả. Tuy chất lượng vũ khí quân sự của Hàn Quốc không thể sánh được với các đối thủ cạnh tranh đến từ châu Âu và trong nước Mỹ, nhưng giá thành nhân công và linh kiện tương đối rẻ, nên đã thu hút được các quốc gia đang có ngân sách eo hẹp, đặc biệt là Mỹ, nước đang thực hiện chính sách cắt giảm ngân sách quốc phòng tương đối mạnh.

Ngoài ra, so với việc kiểm soát nghiêm ngặt về xuất khẩu công nghệ quân sự của Mỹ, thì việc chuyển giao công nghệ quân sự cho nước khác của Hàn Quốc được nới lỏng hơn rất nhiều.

Cuối cùng, xét từ tình hình hành động bạo lực leo thang, chủ nghĩa khủng bố diễn biến phức tạp, tranh chấp lãnh thổ giữa các nước và xung đột tôn giáo cũng như nhân tố kinh tế hiện nay, Washington sẽ trở thành thị trường xuất khẩu sản phẩm quốc phòng lớn nhất trong tương lai của Seoul, tiếp theo sau Mỹ là Ấn Độ, Indonisia và Philipines, báo cáo về thị trường xuất khẩu của 10 sản phẩm công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc trong 5 năm tới nhận định.