- Cảnh đổ nát sau trận động đất rung chuyển Myanmar, Thái Lan
- Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp tại Bangkok sau động đất
- Cận cảnh tòa nhà chọc trời ở Thái Lan sụp đổ sau trận động đất
![]() |
Trận động đất xảy ra do "đứt gãy trượt ngang"
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết một trận động đất có cường độ 7,7 độ richter diễn ra lúc lúc 6:21 sáng theo giờ GMT, đã tấn công miền trung Myanmar, thủ đô Bangkok của Thái Lan, và nhiều khu vực khác cũng bị ảnh hưởng.
Trận động đất được cho là nông, xuất phát ở độ sâu chỉ 10 km, nhưng thiệt hại dự kiến sẽ rất lớn, với nhiều tòa nhà bị sập hoặc hư hại và có báo cáo về đường sá bị cong vênh và vỡ. Số người chết đang tăng lên, với các trường hợp tử vong được báo cáo ở cả Myanmar và Thái Lan.
Ông Bill McGuire - Giáo sư danh dự về các mối nguy hiểm về địa vật lý và khí hậu tại Đại học London, cho biết: “Rất có khả năng chất lượng xây dựng nói chung sẽ không đủ tốt để chịu được mức độ rung lắc như vậy và số thương vong chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể khi người ta biết nhiều hơn về quy mô của thảm họa”.
Cần nhấn mạnh, động đất xảy ra khi các khối đá lớn tạo nên lớp vỏ Trái đất, được gọi là các mảng kiến tạo, di chuyển chống lại nhau. Theo USGS, trận động đất ở Myanmar xảy ra do “đứt gãy trượt ngang” giữa các mảng Ấn Độ và Á - Âu, nghĩa là hai mảng kiến tạo này cọ xát ngang vào nhau.
![]() |
“Trận động đất xảy ra trên đứt gãy Sagaing, đánh dấu ranh giới mảng kiến tạo giữa mảng Ấn Độ ở phía Tây và mảng Á - Âu ở phía đông. Mảng Ấn Độ đang di chuyển về phía Bắc dọc theo đứt gãy so với mảng Á - Âu”, ông McGuire cho biết.
USGS nói thêm, khu vực này đã từng trải qua một số trận động đất trượt ngang với quy mô lớn tương tự trong quá khứ, với 6 trận xảy ra trong phạm vi khoảng 250 km tính từ trận động đất hiện tại kể từ năm 1900, với cường độ từ 7 độ Richter trở lên.
![]() |
Mô tả vị trí và cường độ trận động đất vừa xảy ra. |
Trong khi nhiều người đã nghe đến thang Richter để đo quy mô của một trận động đất, thì tiêu chuẩn hiện tại là thang độ lớn mô men.
“Thang Richter là thang đo cũ được phát triển cho California. Thang này chỉ phù hợp với các trận động đất nhỏ hơn và không hiệu quả lắm trong việc phân biệt kích thước của các trận động đất lớn hơn”, ông McGuire nhấn mạnh.
Theo trang web của USGS, phép tính cường độ mô men dựa trên độ bền của đá nơi xảy ra trượt, diện tích đứt gãy trượt và khoảng cách đứt gãy di chuyển.
“Do đó vật liệu đá cứng hơn, hoặc diện tích lớn hơn, hoặc chuyển động nhiều hơn trong một trận động đất, tất cả sẽ góp phần tạo ra cường độ lớn hơn”, vị chuyên gia giải thích.
Tuy nhiên giống như thang độ Richter, thang độ lớn mô men là thang logarit, nghĩa là khi độ lớn tăng thêm một đơn vị, mức độ rung chuyển mặt đất sẽ tăng gấp 10 lần.
Do tâm chấn nông nên hậu quả lớn
“Đây là một trận động đất lớn theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, và tác động của nó trở nên tồi tệ hơn nhiều vì thực tế là nó rất nông - chỉ sâu khoảng 10 km. Nếu nó sâu 100 km, tác động sẽ nhỏ hơn nhiều, vì vậy độ sâu cũng như kích thước là rất quan trọng”, ông McGuire giải thích.
![]() |
Tuy nhiên nhà phân tích nói thêm, các phép đo có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí của các mảng địa chấn được sử dụng.
Theo Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc, trận động đất ở Myanmar đạt cường độ 7,9 độ richter, với dư chấn có thể cảm nhận được ở tỉnh Vân Nam.
"Đã có một dư chấn lớn, và có thể có thêm nhiều dư chấn khác trong những giờ đến vài ngày tới. Những dư chấn này có thể làm đổ sập các tòa nhà vốn đã yếu và khiến công việc cứu hộ trở nên khó khăn hơn", ông McGuire cảnh báo.
“Chúng ta không thể dự đoán động đất, tuy nhiên theo nghĩa chung, điều này đã được cảnh báo, vì nó xảy ra ở một phần của đứt gãy chưa bị vỡ trong một thời gian khá dài - được gọi là 'khoảng trống' địa chấn” ông McGuire nói tiếp.
Theo Tiến sĩ Roger Musson - nghiên cứu viên danh dự tại Cục Khảo sát Địa chất Anh, sự kiện tương tự gần đây nhất trong khu vực xảy ra vào năm 1956.
Vị chuyên gia cho biết: “Điều này có nghĩa là các tòa nhà khó có thể được thiết kế để chống lại lực địa chấn, do vậy dễ bị tổn thương hơn khi xảy ra động đất như thế này, dẫn đến nhiều thiệt hại và thương vong”.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu