Vì sao thỏa thuận đổi tên nước Macedonia chưa thành công đã gây mâu thuẫn?

ANTD.VN -Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov cho biết, thỏa thuận đạt được hôm 12-6 với Hy Lạp về thay đổi tên nước này gây là bất lợi cho Cộng hòa Macedonia và ông sẽ không ký nó thành luật.

Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov từ chối ký thỏa thuận

Trên truyền hình quốc gia, ông Ivanov cho biết thỏa thuận đạt được giữa Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev và đối tác Hy Lạp, Alexis Tsipras, vi phạm luật hiến pháp. Thỏa thuận kêu gọi Macedonia đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia.

"Chính phủ không có sức mạnh và thiếu can đảm để xây dựng một lập trường và sự đồng thuận chung", ông nói, "Toàn bộ quá trình thiếu minh bạch và kết quả cuối cùng là bằng chứng cho điều này."

Đại đa số các thành viên của Đảng đối lập VMRO-DPMNE của tổng thống Ivanov từ lâu đã tuyên bố từ chối hỗ trợ cho thỏa thuận như vậy, vốn đã được nhen nhóm trong 20 năm qua.

Phụ thuộc vào dân nguyện 

Mặc dù Liên minh Dân chủ Xã hội (SDU) của thủ tướng Zaev đã đàm phán thay đổi tên, nhưng luật Macedonia yêu cầu tổng thống phải phê chuẩn bất cứ thỏa thuận quốc tế nào.

Hy Lạp và Macedonia luôn căng thẳng về việc sử dụng tên này từ khi Macedonia giành được độc lập năm 1991. Nhiều người Hy Lạp cho rằng việc cho phép nước láng giềng sử dụng tên này là lăng mạ lịch sử Hy Lạp và ám chỉ một tuyên bố về chủ quyền một vùng trên lãnh thổ Hy Lạp.

Kết quả là, Hy Lạp đã chặn những nỗ lực của Macedonia  gia nhập EU và NATO. Mặc dù được công nhận bởi 137 quốc gia, Macedonia chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc với cái tên Cộng hòa Macedonia cũ (FYROM).

Lời tuyên bố của tổng thống Ivanov nhằm ngăn chặn đổi tên thành luật pháp phản ánh một sự rạn nứt chính trị trong số 2 triệu cư dân và các thành viên của cộng đồng  quốc gia vùng Balkan trên toàn cầu.

Cuộc bầu cử năm ngoái của Thủ tướng Zaev, đánh dấu sự thay đổi quyền lực đầu tiên của Macedonia kể từ năm 2010, đã trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 2 năm, bị chi phối bởi một vụ bê bối về tham nhũng và bạo lực trong quốc hội. 

Người Macedonia phản đối kế hoạch đổi tên bên ngoài quốc hội ở Skopje

Xác định chính xác tỷ lệ phần trăm cho giải pháp vấn đề tranh chấp tên của người Macedonia phụ thuộc phần lớn vào người được hỏi. Một cuộc khảo sát năm 2018 của Skopje do Viện dân chủ tổ chức, được kết nối với một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Brussels, cho biết khoảng 61% người Macedonia hỗ trợ giải quyết tranh chấp tên nếu nó giúp xúc tiến trở thành thành viên EU và NATO.

Một cuộc khảo sát năm 2018 được thực hiện bởi United Macedonia Diaspora (UMD) nhóm vận động có trụ sở tại Washington có tư tưởng thân với phe đối lập theo chủ nghĩa dân tộc, cho biết chưa tới 10% người Macedonia ủng hộ thay đổi tên.

“Cộng đồng người Macedonia toàn cầu đã tổ chức 40 cuộc biểu tình trên toàn thế giới, quy tụ hơn 150.000 người để gửi một thông điệp rõ ràng tới chính phủ Macedonia và cộng đồng dân chủ phương Tây: “Chúng tôi là Macedonia. Đủ rồi.” Ông Meto Koloski, chủ tịch của UMD, đã kêu gọi Skopje rút lui hoàn toàn.

“Người Macedonia ở ngoại ô, và bất cứ ai không đồng ý với việc thay đổi tên, được cho là người cứng rắn và là những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Lần cuối cùng tôi kiểm tra, quyền tự quyết định và quyền con người cơ bản của một người được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ. Không ai có thể ra lệnh cho quê hương của tôi nên được gọi là gì, hoặc tôi có phải là người Macedonia hay không”, ông Meto Koloski bức xúc.

Cô Maya Panova ở Texas thuộc Diễn đàn Dân chủ Macedonia, một tổ chức cộng đồng người Do Thái, nói rằng mặc dù nhiều người di cư Macedonia hoan nghênh việc công bố thỏa thuận hôm thứ ba, họ cũng không ngạc nhiên trước quyết định của tổng thống Ivanov.

"Chúng tôi hoan nghênh quá trình đàm phán để tìm một giải pháp cho tranh chấp tên, vốn đã trở thành một trở ngại lớn cho sự hội nhập của Macedonia vào NATO và Liên minh châu Âu. Diễn đàn Dân chủ Macedonia sẽ ủng hộ quyết định của công dân Cộng hòa Macedonia, theo chính phủ, sẽ có cơ hội bỏ phiếu về vấn đề này trong cuộc trưng cầu dân ý”.

“Đây là những quan điểm lâu đời của chúng tôi,” cô nói thêm, “Chúng tôi tin rằng việc giải quyết tranh chấp tên sẽ tạo ra cơ hội và động lực cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn và đảm bảo sự ổn định của Cộng hòa Macedonia và khu vực. Cho đến khi chúng tôi thấy các tài liệu chính thức, chúng tôi không thể nhận xét cụ thể về các chi tiết của thỏa thuận.”

 Hy Lạp cũng bất đồng

Hôm thứ tư 13-6 tại Athens, quốc gia phản đối việc sử dụng thuật ngữ “Macedonia” trong tên của người hàng xóm phía bắc, người đứng đầu đảng đối lập của Hy Lạp kêu gọi tổng thống can thiệp để thỏa thuận có thể được tranh luận trong quốc hội trước khi nó được ký kết.

Đảng Dân chủ mới theo đường lối trung tả - đảng đối lập chính ở Hy Lạp cho biết có thể sẽ đề nghị tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính quyền của Thủ tướng Alexis Tsipras. 

Theo lãnh đạo đảng Dân chủ mới Kyriakos Mitsotakis, thỏa thuận này có vấn đề lớn bởi đa số người dân Hy Lạp đều phản đối điều này và Thủ tướng Tsipras không đủ quyền để ký kết. 

Tên mới của Macedonia sẽ được thừa nhận trên trường quốc tế

Nhiều tờ báo theo đường lối bảo thủ và trung hữu cũng nhận định "thỏa thuận có nhiều khoảng trống và dấu hỏi", thậm chí nhiều người dân còn cho biết họ cảm thấy vừa bị mất chủ quyền sau 9 năm chịu đựng các biện pháp khắc khổ theo 3 thỏa thuận cứu trợ tài chính của quốc tế. 

Những người theo đường lối cứng rắn ở cả Hy Lạp và Macedonia đều cho rằng hai thủ tướng đã nhượng bộ quá nhiều để đi đến thỏa thuận trên

Phản ứng quốc tế

Trong khi đó, chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã chúc mừng cả hai bên về thỏa thuận. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết thỏa thuận của hai quốc gia sẽ giúp củng cố hòa bình và ổn định trên khắp vùng Balkans và phương Tây rộng lớn hơn.

Một phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng thỏa thuận sẽ có "hiệu quả tích cực" ở châu Âu và xa hơn nữa, hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho những đàm phán chấm dứt "xung đột kéo dài" khác.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết thỏa thuận này sẽ tăng cường an ninh và thịnh vượng trong khu vực và Mỹ chúc mừng cả hai thủ tướng vì “tầm nhìn, can đảm và kiên trì” của họ.

Thủ tướng Zaev cho biết, ông sẽ đưa ra thỏa thuận để bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, trong khi quốc hội Hy Lạp sẽ xem xét phê chuẩn thỏa thuận trước cuối năm nay.

Thủ tướng Tsipras nói nếu Macedonia không thay đổi hiến pháp theo tên mới, Hy Lạp một lần nữa sẽ ngăn chặn Macedonia trở thành thành viên của NATO và EU.

Năm 1995, người Macedonia đã thay đổi cờ của họ, loại bỏ hình ảnh Vergina Sun mà Hy Lạp tuyên bố là của riêng họ.