Vì sao ông Obama liên tục từ chối gặp Tổng thư ký NATO?

ANTĐ - Tổng thư ký NATO đã có mặt ở Ứahington, tuy nhiên Tổng thống Obama lại liên tiếp từ chối lời đề nghị gặp mặt của ông này. Liệu đây có phải một dấu hiệu căng thẳng đang tăng cao giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo châu Âu về các đề xuất quân sự quốc phòng?

Gần như tất cả các nước thành viên NATO đã tổ chức đón tiếp long trọng đối với Tổng thư ký Jens Stoltenberg, kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10-2014. Đó là một phần truyền thống lâu đời của liên minh, và sự nhiệt tình của Tổng thống Mỹ sẽ là minh chứng rõ nhất.

"Chính quyền của Tổng thống Bush đã giữ vững một quy tắc ngoại giao rằng nếu Tổng thư ký NATO đến đất nước, ông ấy sẽ được đích thân tổng thống đón tiếp. Điều đó sẽ không làm giảm tầm vóc hay quyền lực của người đứng đầu liên minh”, ông Kurt Volker, cựu đại diện Mỹ tại NATO, nói với tờ Bloomberg.

Tuy nhiên, trong chuyến công du 3 ngày tới Washington lần này của ông Stoltenberg, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama lại liên tiếp từ chối đề nghị một cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng.
Vì sao ông Obama liên tục từ chối gặp Tổng thư ký NATO? ảnh 1

Vì sao ông Obama liên tục từ chối gặp Tổng thư ký NATO?
Điều này thực sự quá ngạc nhiên và nó đã “gieo rắc sự lo ngại” cho các nước châu Âu. Trong khi các đồng minh NATO tiếp tục quan tâm đến mối đe dọa từ Nga, nhiều người nghĩ rằng Tổng thống Obama nên dành thời gian để gặp ông Stoltenberg.

Đáng nói hơn nữa, Tổng thống Obama từ chối tiếp Tổng thư ký NATO, trong khi lịch trình trong tuần này của ông khá nhẹ nhàng, ông vẫn có thể sắp xếp một cuộc gặp với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani vào hôm 24-3.

Trước động thái này của ông chủ Nhà Trắng, Mateusz Piskorski, giám đốc Trung tâm phân tích chính trị châu Âu cho rằng đây có thể là ví dụ mới nhất trong mối căng thẳng của Washington với các đồng minh châu Âu, về các đề xuất quân sự quốc phòng chung của EU.

"Tôi nghĩ rằng đó là vì các ý tưởng về chính sách phòng thủ chung châu Âu, nó thường không thành công mỗi khi có sự bất đồng ý kiến giữa Mỹ và Liên minh châu Âu. Tôi đã từng nghe về ý tưởng này trong năm 2003, khi Mỹ tiến hành chiến tranh ở Iraq”, ông Piskorski nói.

Theo ông Piskorski, "quốc gia đầu tiên sẵn sàng hỗ trợ ý tưởng thành lập đội quân châu Âu là Đức, theo sau đó là Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp vì các nước này luôn mong muốn giữ mối quan hệ truyền thông với NATO đồng thời khẳng định chủ quyền của mình ở châu Âu”. 

Các chính trị gia từ một số nước thành viên NATO đã bày tỏ sự ủng hộ đối với một đội quân chung của EU.
Nghị sĩ Alexander Neu đến từ Đức, một trong những thành viên chính của liên minh đánh giá :"Đức muốn có một kiến ​​trúc an ninh mới hỗ trợ lẫn nhau ở châu Âu. NATO là một công cụ của Mỹ để gây ảnh hưởng ở Đức và EU. Nếu một đội quân chung của EU được thành lập sẽ đặt ra câu hỏi về vị trí thống trị của Mỹ trong NATO".