Vì sao Nga phản đối kịch liệt Nhật Bản triển khai Aegis trên bộ của Mỹ

ANTD.VN - Quyết định của Nhật Bản về việc mua 2 hệ thống tên lửa phòng không Aegis trên bộ từ Mỹ đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Nga khi khẳng định rằng, nó đã vi phạm hiệp ước tên lửa đã được kí kết giữa Moscow và Washington. 
Nhật Bản, do lo ngại chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên nên đã nỗ lực xây dựng mạng lưới phòng không đa lớp.

Nhật Bản, do lo ngại chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên nên đã nỗ lực xây dựng mạng lưới phòng không đa lớp. 

Lớp phòng không mới nhất mà Nhật Bản muốn triển khai là hê thống Aegis trên bộ nhằm bổ sung cho Aegis trên các tàu khu trục và tên lửa phòng không Patriot.

Lớp phòng không mới nhất mà Nhật Bản muốn triển khai là hê thống Aegis trên bộ nhằm bổ sung cho Aegis trên các tàu khu trục và tên lửa phòng không Patriot. 

Lí do để Nga phản đối Nhật Bản lắp đặt Aegis trên bộ tương tự những gì nước này đang phàn nàn việc NATO triển khai hệ thống này ở Romania vào năm 2016 với lí do bảo vệ châu Âu khỏi Iran.

Lí do để Nga phản đối Nhật Bản lắp đặt Aegis trên bộ tương tự những gì nước này đang phàn nàn việc NATO triển khai hệ thống này ở Romania vào năm 2016 với lí do bảo vệ châu Âu khỏi Iran. 

Nga cho rằng Aegis trên bộ được thiết kế với các tổ phóng Mk-41 và tên lửa đánh chặn SM-3, tuy nhiên, nó lại có thể xoay từ nhiệm vụ phòng thủ sang tấn công rất dễ dàng nhờ tính đa nhiệm của Mk-41, khi phóng được cả tên lửa hành trình Tomahawk.

Nga cho rằng Aegis trên bộ được thiết kế với các tổ phóng Mk-41 và tên lửa đánh chặn SM-3, tuy nhiên, nó lại có thể xoay từ nhiệm vụ phòng thủ sang tấn công rất dễ dàng nhờ tính đa nhiệm của Mk-41, khi phóng được cả tên lửa hành trình  Tomahawk. 

Theo Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Mỹ và Liên-xô đã kí kết vào năm 1987, các bên không được triển khai tên lửa hành trình và đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5000km.

Theo Hiệp ước về các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà Mỹ và Liên-xô đã kí kết vào năm 1987, các bên không được triển khai tên lửa hành trình và đạn đạo phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5000km. 

Những tên lửa như vậy chỉ được chấp nhận nếu triển khai trên biển như Tomahawk của Mỹ hay Kalibr của Nga.

Những tên lửa như vậy chỉ được chấp nhận nếu triển khai trên biển như Tomahawk của Mỹ hay Kalibr của Nga. 

Một đại diện của Bộ Ngoại giao Nga đã miêu tả việc Tokyo triển khai hệ thống này chính là sự vi phạm INF của Mỹ với sự hỗ trợ của Nhật Bản.

Một đại diện của Bộ Ngoại giao Nga đã miêu tả việc Tokyo triển khai hệ thống này chính là sự vi phạm INF của Mỹ với sự hỗ trợ của Nhật Bản. 

Nhiều chuyên gia bênh vực quyết định của Nhật Bản cho rằng, lời phàn nàn của Nga là không có cơ sở khi Tokyo không sở hữu tên lửa hành trình và việc thay đổi bản chất của hệ thống từ phòng thủ sang tấn công cũng yêu cầu một phần mềm điều khiển thích hợp.

Nhiều chuyên gia bênh vực quyết định của Nhật Bản cho rằng, lời phàn nàn của Nga là không có cơ sở khi Tokyo không sở hữu tên lửa hành trình và việc thay đổi bản chất của hệ thống từ phòng thủ sang tấn công cũng yêu cầu một phần mềm điều khiển thích hợp. 

Ngoài ra, quan trọng là Nhật Bản cũng không tham gia INF, do đó sự triển khai này vẫn không bị coi là vi phạm hiệp ước trên.

Ngoài ra, quan trọng là Nhật Bản cũng không tham gia INF, do đó sự triển khai này vẫn không bị coi là vi phạm hiệp ước trên.