Vì sao Macedonia đổi tên nước?

ANTD.VN -Kể từ khi Cộng hòa Macedonia tuyên bố độc lập vào năm 1991, Hy Lạp đã tranh cãi với đất nước này về tên nước. Ngày 12-6, sự bế tắc 27 năm đã kết thúc khi hai quốc gia cuối cùng đã đi đến một thỏa thuận, theo đó, quốc gia thuộc Cộng hòa Nam Tư cũ này sẽ nhận có một cái tên mới, “Cộng hòa Bắc Macedonia”.

"Một thỏa thuận lịch sử", Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev cho biết, trong một cuộc họp báo, sau khi ông nói chuyện với người đồng cấp Hy Lạp Alexis Tsipras. "Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận, một thỏa thuận tốt đáp ứng mọi điều kiện do Hy Lạp đặt ra. Một cái tên được xác định, tên đáng kính và địa lý chính xác - Cộng hòa Bắc Macedonia".

Khi Nam Tư tan rã, một trong những phần tách ra độc lập chính nó là Cộng hòa Macedonia. Nhưng người láng giềng phía nam, Hy Lạp, có một tỉnh miền Bắc trùng tên “Macedonia”, và cả hai nước đều lập luận rằng họ có quyền đòi hỏi tính hợp pháp.

"Chúng tôi có một thỏa thuận. Tôi hạnh phúc vì chúng tôi có một thỏa thuận tốt trong đó bao gồm tất cả các điều kiện tiên quyết được thiết lập bởi phía Hy Lạp", ông Tsipras nói.

Vấn đề này luôn nóng và một với hậu quả rất thực tế đối với Macedonia: Nước này không thể gia nhập Liên minh châu Âu hay NATO vì Hy Lạp phản đối tên. Macedonia gia nhập Liên Hợp Quốc với tư cách Cộng hòa Macedonia cũ của Nam Tư cũng vì sự phản đối của Hy Lạp.

Macedonia giờ đây sẽ mang tên mới là Cộng hoà Bắc Macedonia

Các nhà ngoại giao cũng thể hiện sự lúng túng về ngôn ngữ khi nói tới hai quốc gia này. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thường gọi "thỏa thuận giữa Athens và Skopje" thay vì gọi tên các quốc gia.

Ông Stoltenberg nói: "Thỏa thuận lịch sử này là minh chứng cho nhiều năm ngoại giao và sự cởi mở của hai nhà lãnh đạo giúp giải quyết tranh chấp đã ảnh hưởng đến khu vực quá lâu. Tôi kêu gọi cả hai quốc gia hoàn thành thỏa thuận đạt được bởi hai nhà lãnh đạo. Điều này sẽ đặt Skopje trên con đường trở thành thành viên NATO. Và nó sẽ giúp củng cố hòa bình và ổn định trên khắp vùng Balkans và phương Tây rộng lớn hơn".

Vào tháng 2-2018 vừa qua, hơn 140.000 người Hy Lạp diễu hành đến quốc hội tại Athens để biểu thị "Macedonia là Hy Lạp", đây là cái tên "nằm trong tâm hồn chúng ta". Các vấn đề mâu thuẫn này liên quan đến một nhân vật lịch sử từ 25 thế kỷ trước:

Hy Lạp có một tỉnh phía bắc được gọi là Macedonia, cũng là cái nôi của Macedonia cổ đại và nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất của nó, Alexander Đại đế. Hy Lạp coi Macedonia là một phần không thể thương lượng trong lịch sử. Quốc gia láng giềng, nhìn nhận Alexander - người đã hợp nhất các vùng đất khác và tạo dựng Hy Lạp thành một đế chế mở rộng đến Ấn Độ - một phần của bản sắc địa phương. Lá cờ của Macedonia được trang trí với Mặt trời Vergina - một biểu tượng gắn liền với triều đại Alexander và người cha của ông, Philip.

Kết quả là, các chính phủ Hy Lạp trước đây thường tuyên bố Cộng hòa Macedonia - nhỏ bé, nghèo khó và hầu như không có quyền lực quân sự - như cơ cấu lãnh thổ của một tỉnh.

Vì vậy, Hy Lạp thường gọi người láng giềng là Skopje theo tên của thủ đô hoặc Fyrom, từ viết tắt của Cộng hòa Macedonia cũ của Nam Tư, tên tạm thời mà theo đó nước này được nhận vào Liên hợp quốc.