Càng lớn càng nặng nợ

Càng lớn càng nặng nợ

ANTĐ - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và đầu tư công. Bộ Kế hoạch-Đầu tư đã gửi đến các đại biểu Quốc hội báo cáo dày hơn 50 trang về lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ví như “trái tim” của quá trình khó khăn, thách thức và lâu dài này. Đúng vào thời điểm Quốc hội sắp kết thúc kỳ họp thứ tư, Bộ Tài chính đã có báo cáo về tình hình nợ trong nước và nước ngoài của các “ông lớn”.

Phải chú trọng chất lượng

Phải chú trọng chất lượng

ANTĐ - Trên diễn đàn Quốc hội kỳ họp thứ 4, những ý kiến phân tích, góp ý của các đại biểu, đặc biệt trong các buổi thảo luận ở tổ đều thống nhất những yếu kém của nền kinh tế như tăng trưởng mạnh, nhưng tín dụng tăng cao và lạm phát cũng cao, quy hoạch bị phá vỡ… được xem là bắt nguồn từ việc thực hiện chính sách vĩ mô thiếu hiệu quả. Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành là giải pháp hàng đầu trên lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Ổn định kinh tế vĩ mô theo lộ trình

Ổn định kinh tế vĩ mô theo lộ trình

ANTĐ - Chiều qua (5-9), tại cuộc Họp báo Chính phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Vũ Đức Đam cho biết, về tình hình kinh tế - xã hội Chính phủ dự kiến năm 2012 sẽ đạt được những kết quả toàn diện, đúng hướng, trong đó kết quả lớn nhất là ổn định một bước kinh tế vĩ mô. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013 cũng sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định vĩ mô là biện pháp căn bản nhất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Chưa thể thoát khỏi đáy

Chưa thể thoát khỏi đáy

ANTĐ - Dường như đang có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm nay. Tuy không hẳn là mâu thuẫn, trái chiều, nhưng một luồng ý kiến cho rằng, nền kinh tế có những tín hiệu của sự ổn định vĩ mô. Một luồng ý kiến khác lại nhận xét chưa có gì chứng minh kinh tế đã thoát “đáy”. Món nợ của các ngân hàng thương mại còn đó, tồn kho của các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực còn đó; đề án tái cơ cấu nền kinh tế vẫn chưa được thực hiện.

Quay đi chất cấm, ngoảnh lại thuốc sâu

Quay đi chất cấm, ngoảnh lại thuốc sâu

ANTĐ - Thêm thông tin về táo đỏ Trung Quốc được nông dân sản xuất bằng cách bọc thuốc sâu từ nhỏ đã khiến chị Nguyễn Lệ Thủy (ở Nguyễn  Tuân, Thanh Xuân) lo lắng.

Đưa kinh tế “vượt dốc”

Đưa kinh tế “vượt dốc”

ANTĐ - Cách đây 6 tháng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ nên tính đến kịch bản thứ 3 cùng với hai kịch bản tăng trưởng kinh tế mà Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã soạn thảo. Lý do mà Ủy ban này đưa ra là không phải muốn “bàn lùi” mà bởi dự báo nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu hơn cả hai kịch bản. Kịch bản 1, GDP năm 2012 tăng khoảng 6% so với năm 2011. Kịch bản 2, GDP dự báo tăng khoảng 6,5%.

Khó vẫn phải làm

Khó vẫn phải làm

ANTĐ - Tái cơ cấu kinh tế với ba mũi nhọn là đầu tư công, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, hiểu theo nghĩa thông thường là sửa chữa cơ cấu hiện có chứ không phá bỏ hoàn toàn. Vì vậy, công việc này bao giờ cũng khó hơn là xây dựng một cơ cấu mới. Từ Bộ Tài chính đến các chuyên gia kinh tế trong nước cũng như Phó Giám đốc Ngân hàng Thế giới đều có chung một nhận định “khó nhất là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”. Câu hỏi cần được giải đáp là tại sao tái cơ cấu doanh nghiệp “con đẻ” của nhà nước lại khó khăn nhất?
Sinh lời trong thời khủng hoảng

Sinh lời trong thời khủng hoảng

ANTĐ - Trong giai đoạn khủng hoảng, câu hỏi lớn mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt là tìm kiếm nguồn vốn ở đâu? Phải chăng những cánh cửa đang dần khép lại? Doanh nghiệp phải làm gì? Cơ hội nào đang mở ra cho họ?
Doanh nghiệp “chấm điểm”

Doanh nghiệp “chấm điểm”

ANTĐ - Lần đầu tiên vấn đề quản lý vĩ mô trở thành một trong ba mối lo ngại nhất của cộng đồng doanh nghiệp tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2011, do Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế và Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức tại Hà Nội. Báo cáo điều tra môi trường kinh doanh 2011 cho thấy, chỉ số cảm nhận của doanh nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua, trong đó 5 vấn đề ít được cải thiện nhất là: nguồn sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, khả năng tiếp cận ngoại tệ, tiếp cận đất đai - nguồn cung lao động và quản lý kinh tế vĩ mô.
Ổn định trong thách thức

Ổn định trong thách thức

ANTĐ - Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới lưu chuyển vốn trong nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn thuộc nhóm những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao với mức 5,8% trong năm 2011. Trong đó, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh, góp phần lớn nhất vào tăng trưởng chung. WB cũng đánh giá cao những chuyển biến tích cực của nền kinh tế vĩ mô với việc triển khai thực hiện thành công Nghị quyết 11 đã tạo ra những chuyển biến kinh tế khả quan.
Niềm tin thị trường

Niềm tin thị trường

ANTĐ - Trong một cuộc hội thảo mới diễn ra tại TP.HCM, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều bày tỏ nỗi lo lắng thật sự trước chiều hướng suy giảm niềm tin vào thị trường của các nhà đầu tư cũng như người dân. Có ý kiến cho rằng, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn bất cứ vấn đề nào của nền kinh tế, kể cả so với lạm phát, thâm hụt ngân sách hoặc thâm hụt cán cân thương mại.
Thách thức vĩ mô

Thách thức vĩ mô

(ANTĐ) - Không mất thời giờ bàn cãi về một số tín hiệu sáng sủa mà chính sách tiền tệ đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đó là ổn định thị trường ngoại tệ, quản lý thị trường vàng, tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất đến thời điểm này đã giảm về mức gần 17%. Dù vậy, những tín hiệu tích cực từ chính sách thắt chặt tiền tệ chỉ là bước đầu, không thể che mờ những thách thức cả về ngắn hạn lẫn dài hạn của nền kinh tế. Vẫn còn đó những thách thức vĩ mô về tiền tệ, tài chính và nhất là thách thức lòng tin.
Xu hướng đi ngang rõ nét

Xu hướng đi ngang rõ nét

(ANTĐ) - Theo nhận định của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), xu hướng đi ngang ở vùng dưới 450 điểm đã hình thành khá rõ nét. Đây là xu hướng điển hình kể từ năm 2010 do ảnh hưởng của rủi ro vĩ mô khiến thị trường chứng khoán Việt Nam không thể vào xu hướng tăng điểm như thị trường chứng khoán các nước.
Vĩ mô của vĩ mô

Vĩ mô của vĩ mô

(ANTĐ) - Trong một phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cách đây không lâu, khi bàn về lạm phát đã có ý kiến dự báo, mặt bằng giá mới sẽ được hình thành vào tháng 7 tới. Căn cứ vào mặt bằng này, lạm phát mới có “cơ may” để thoái lui vào những tháng còn lại. Còn theo một ủy viên của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Nghị quyết 11 của Chính phủ vào thời điểm tháng 7 cũng vừa hết độ trễ cần thiết và phát huy tác dụng.