“Vàng trắng” nơi ải Bắc

ANTĐ - Sau 5 năm Chính phủ đưa cây cao su lên vùng cao Tây Bắc Lai Châu, nó đã bén rễ và đến nay toàn tỉnh đã có gần 9.000 ha cây cao su đang phát triển xanh tốt.

Một tập quán lâu đời về phát triển kinh tế của bà con đã đổi thay theo màu xanh ngút mắt của rừng cao su bạt ngàn ở các bản làng vùng sâu, vùng xa. Cao su là cây công nghiệp, được trồng ở Tây Bắc đã mở ra hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho người dân nơi ải Bắc - Lai Châu. Được đánh giá là “vàng trắng” của ngành công nghiệp cao su Việt Nam, phân bố chủ yếu ở miền Trung nay đã bén rễ trên vùng đất khó ở Tây Bắc và đang mang lại no ấm về cho đồng bào các dân tộc địa phương.

Những giọt mồ hôi lăn dài trên má người nông dân – công nhân cao su trong cái nắng noi ả của mùa trồng, chăm sóc trên các sườn đồi cây cao su của các huyện biên giới Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ không làm nguôi đi sự kỳ vọng của đồng bào các dân tộc. Sau 5 năm Chính phủ đưa cây cao su lên vùng cao Tây Bắc Lai Châu, nó đã bén rễ và đến nay toàn tỉnh đã có gần 9.000 ha cây cao su đang phát triển xanh tốt.

Cây cao su đã góp phần giúp Lai Châu thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu lao động, tạo lập được các vùng thâm canh sản xuất hàng hóa và thay đổi cơ bản tập quán canh tác của đồng bào. Gần 1.600 người dân địa địa phương đã được tuyển vào làm công nhân tại các công ty cao su, với việc làm và thu nhập ổn định. Cây cao su đã thực sự trở thành bước đột phát trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế ở các huyện vùng biên. Cây phát triển đến đâu thì kéo theo nó là cơ sở hạ tầng điện, đường, trường trạm được xây dựng. Các bản làng nghèo Lai Châu đang dần tiến lên thôn mới.

Cây cao su trên đất Tây Bắc

Dân bản giờ đây đã biết bước vào nhịp sống công nghiệp từ loại cây trồng...

...họ đã biết áp dụng KHKT vào trồng trọt...

...vận chuyển phân bón cho cao su...

Đồng bào dân tộc Thái chuẩn bị phân bón tại bản Pá Khôm, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, Lai Châu 

Trồng cây công nghiệp chống xói mòn đồi núi, lại mang lại hiệu quả kinh tế

"Vàng trắng" sẽ dần trở thành cây kinh tế chủ lực của Tây Bắc

Phát triển, phủ xanh diện tích đồi núi trọc từ cây cao su

 

Cung đường vào rừng cao su cơ bản kiên cố hóa

Màu xanh mới trên núi rừng Tây Bắc

Người dân đã biết phát triển kinh tế theo mô hình công nghiệp, lao động có tổ chức, có giờ giấc