Văn hóa quán xá

(ANTĐ) - Một hiện tượng có tính phổ biến ở Thủ đô ta là hễ chỗ nào có đường mở ra, có khu đô thị hoặc khu công nghiệp hình thành thì ở chỗ đó quán xá mọc lên rất nhanh, nhất là các quán bia hơi. Không biết cụ thể hiện nay trên địa bàn Hà Nội có bao nhiêu quán nhưng dễ con số cũng lên đến hàng trăm. Náo nhiệt, ồn ã, xô bồ là nét thường thấy ở các quán này vào buổi trưa, hoặc buổi chiều hết giờ làm việc. ở những nơi như thế, ai ai cũng đều nhận thấy cái nét văn hóa nói - cái ngôn ngữ thanh lịch nền nã của người của Thủ đô đang mất dần đi vẻ đẹp của nó.

Văn hóa quán xá

(ANTĐ) - Một hiện tượng có tính phổ biến ở Thủ đô ta là hễ chỗ nào có đường mở ra, có khu đô thị hoặc khu công nghiệp hình thành thì ở chỗ đó quán xá mọc lên rất nhanh, nhất là các quán bia hơi. Không biết cụ thể hiện nay trên địa bàn Hà Nội có bao nhiêu quán nhưng dễ con số cũng lên đến hàng trăm. Náo nhiệt, ồn ã, xô bồ là nét thường thấy ở các quán này vào buổi trưa, hoặc buổi chiều hết giờ làm việc. ở những nơi như thế, ai ai cũng đều nhận thấy cái nét văn hóa nói - cái ngôn ngữ thanh lịch nền nã của người của Thủ đô đang mất dần đi vẻ đẹp của nó.

Văn hóa nơi quán xá đang dần mất đi vẻ đẹp
Văn hóa nơi quán xá đang dần mất đi vẻ đẹp

Có người đến uống bia để giải khát nhưng cũng có không ít người đến để thỏa mãn một bữa say, uống cho đến khi tóc dựng lên, mắt lờ đờ, nói lạc giọng, thậm chí nôn thốc nôn tháo, miệng nói lè nhè vẫn còn uống. Lại khổ cho cái tai phải nghe bao nhiêu thứ chẳng văn hóa chút nào. Nào là nói tục, chửi bậy, rồi cả chuyện nội bộ cơ quan, nào là chuyện nghe được ở vỉa hè, chuyện đọc được ở đống rác trên mạng Internet, không rõ thực hay hư, bí mật hay không bí mật cứ thế là tuôn ra hết cho bàn dân thiên hạ. Người nói đã đáng chê như vậy, người nghe còn đáng chê hơn. Vẫn cứ ngửa cổ tu ừng ực, rồi cụng ly tán thưởng, dù cho điều mình nghe thấy có làm tổn hại đến danh dự, uy tín của đơn vị mình, tổ chức mình. Họ vẫn nghe, cứ nghe, nghe mà không hề có chút phản ứng gì. Miệng vẫn cứ gào lên: trăm phần trăm. Thật là điều đáng buồn.

Ăn nói nơi quán xá là một nét văn hóa giao tiếp rất quan trọng. Với Hà Nội nghìn năm văn hiến thì văn hóa giao tiếp làm nên bản sắc và vẻ đẹp của người Hà Nội, do vậy cần phải quan tâm xây dựng và phát huy những nét đẹp vốn có. Trước kia, đến chỗ có đông người ăn uống, ai cũng quần áo tử tế, nói năng lịch sự. Thời chiến tranh, các quán xá xập xệ, có được đàng hoàng như bây giờ đâu, xếp hàng rồng rắn mới mua được cốc bia nhưng những người Hà Nội vẫn giữ được nét văn hóa ấy.

Đặc biệt, có những quy định rất nghiêm túc, khắt khe, được mọi người thực hiện, chẳng hạn như thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng kết hợp với thực hiện khẩu hiệu “3 không”: không nói, không nghe, không biết những điều xấu, không có lợi. Người nghe phải có phản ứng, phải tỏ thái độ, có như vậy những lời nói tục, những kiểu tung tin gây tác động xấu mới không có “đất” hoành hành. Làm được như thế chẳng những duy trì được nếp sống văn hóa mà còn làm thất bại các hoạt động chiến tranh tâm lý của địch.

Hà Nội yêu dấu của chúng ta đang hướng đến một ngày lễ lớn - ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Trong các hoạt động tuyên truyền hướng về Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, các cấp, các ngành ở cơ sở cần quan tâm giáo dục ý thức người dân để họ thực hiện tốt nếp sống văn hóa, đặc biệt là nếp sống văn hóa nơi quán xá. Tuy đó là cái nhỏ nhặt hàng ngày nhưng có tác động lớn đến việc xây dựng nhân cách của người Hà Nội.   

Lê Thanh Trường