Vài lưu ý khi lên thực đơn cho trẻ mẫu giáo

ANTĐ - Thực phẩm chuẩn bị cho trẻ tuổi mẫu giáo vừa cần phong phú vừa phải là “thực phẩm có lợi cho sức khỏe”, chẳng hạn như các loại hạt, rau xanh, hoa quả, sản phẩm sữa không kem, thực phẩm có chất béo thấp… Cha mẹ nên cắt nhỏ để trẻ có thể nhai và nuốt an toàn. 

Hiện nay có xu hướng thực phẩm chứa nhiều chất béo bị loại bỏ khỏi thực đơn dành cho trẻ. Kỳ thực, thức ăn chứa chất béo cao là không có hại, chỉ vì đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thì chưa cần đến nhiều calo như thế. Tuy nhiên, để cung cấp cho trẻ một thực đơn cân bằng thì tối thiểu cũng cần có chất béo bão hoà (chủ yếu là từ mỡ của động vật) và một phần chất béo hydro hoá (chủ yếu từ các sản phẩm được chế biến). Điều này có thể giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống hợp lý, từ đó tránh được các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư.

- Những trẻ mẫu giáo lớn thường không mau chóng thích nghi khi tiếp nạp các loại thức ăn mới và thức ăn cần được ăn thường xuyên như thịt, rau xanh, hoa quả; từ đó, lâu ngày trẻ sẽ biếng ăn. Vì vậy, trong khi trẻ ăn món ưa thích, nếu ngẫu nhiên ăn một số thực phẩm mới, trẻ sẽ từ từ tập thích ứng. Điều tra cho thấy, trước khi cho trẻ ăn nên xen lẫn thêm thực phẩm mới vào bữa ăn với tỷ lệ 1/20.

- Hơn nữa, dạ dày của trẻ nhỏ, nên thường ăn ít. Khi trẻ mệt hay bệnh còn ăn ít hơn. Do đó, những bữa nhẹ luôn là cần thiết, bữa nhẹ có thể bổ sung khi bữa chính chưa đủ, chỉ cần bạn cho trẻ ăn nhẹ với thực phẩm phong phú như bữa chính hoặc đa dạng hơn. Ví dụ: các sản phẩm từ lúa mạch, phô mai, sữa chua, hoa quả, sữa, trứng gà, ngũ cốc…