Cân nhắc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu xe

Cân nhắc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu xe

ANTĐ - Báo ANTĐ số ra ngày 31-10 có bài “Phí sử dụng đường bộ chưa hợp lý” bàn về  dự thảo Thông tư hướng dẫn thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện của Bộ Tài chính. Chiều 31-10, bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) có cuộc trao đổi với PV ANTĐ xung quanh vấn đề này.

Chớ biến hợp tác xã thành lưỡng tính

Chớ biến hợp tác xã thành lưỡng tính

ANTĐ - Tiếp tục ngày làm việc thứ 5, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII, hôm qua (25-10), các đại biểu thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Hợp tác xã.
Đã đi tới giới hạn

Đã đi tới giới hạn

ANTĐ - Trong một cuộc họp báo mới đây tại Hà Nội, trả lời một số câu hỏi của báo giới, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á bày tỏ: “Các kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế nghe thì ổn rồi, nhưng kế hoạch chỉ là kế hoạch. Chính phủ cần có lộ trình và hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch đó”. Ghi nhận Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân hàng vào tháng 3 và khu vực doanh nghiệp nhà nước vào tháng 7, song vị Giám đốc vẫn tỏ ra sốt ruột.

Kiềm chế lạm phát cần giải pháp dài hạn

Kiềm chế lạm phát cần giải pháp dài hạn

ANTĐ - Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 22-10, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Sóc Trăng cho rằng, báo cáo tình hình-kinh tế xã hội năm 2012 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra chưa đưa ra được phương hướng kiềm chế lạm phát trong dài hạn.
Sâu sát để giám sát

Sâu sát để giám sát

ANTĐ - Sự đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội không chỉ thể hiện trong hai kỳ họp định kỳ hàng năm. Khoảng thời gian giữa hai kỳ họp là các phiên họp của Ủy ban Thường vụ, các ủy ban của Quốc hội, đồng thời còn có các phiên chất vấn một số thành viên Chính phủ về những vấn đề “nóng” mà cử tri và nhân dân quan tâm. Đặc biệt, tính phản biện, chất vấn của các ủy viên cũng như đại biểu Quốc hội được nâng cao rõ rệt. Nhờ vậy, mọi vấn đề của đất nước rất được dư luận quan tâm không  đợi đến kỳ họp chính thức của Quốc hội.

Ổn định được tâm lý

Ổn định được tâm lý

ANTĐ - Trong tổng số 15 chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2012, Bộ Kế hoạch - Đầu tư dự kiến 10 chỉ tiêu có triển vọng đạt và vượt kế hoạch, còn 5 chỉ tiêu không đạt. Ngay cả những chỉ tiêu đạt và vượt, Bộ này cũng thể hiện sự lo lắng như xuất khẩu có thể tăng so với năm 2011 và vượt chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra, nhưng lại thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng kim ngạnh xuất khẩu. Hoặc chỉ tiêu tạo việc làm mới chỉ đạt 1,515 triệu chỗ làm trong khi chỉ tiêu là 1,6 triệu. Vì vậy giới chuyên gia cũng như một số đại biểu Quốc hội cho rằng, những yếu tố từ năm 2013 tạo đà cho năm sau là không hoàn toàn thuận lợi.

Điều hành chặt hay lỏng

Điều hành chặt hay lỏng

ANTĐ - Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra, đánh giá. Theo đó, 10 chỉ tiêu có triển vọng đạt và vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu dự kiến không đạt lại là những chỉ tiêu quan trọng. “Bức tranh” kinh tế 9 tháng qua có những mảng sáng - tối đan xen cho nên cũng có những cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Thực tế đang diễn ra và số liệu báo cáo còn khoảng cách đáng kể, một số giải pháp dự kiến đưa ra nhưng thấy phản ứng liền rút lại.

Trước bi kịch lớn của nền kinh tế

Trước bi kịch lớn của nền kinh tế

ANTĐ - Có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước bi kịch lớn. Song cho đến giờ phút này có lẽ không phải là lúc  bàn đến nguyên nhân của tình trạng trì trệ hiện nay của nền kinh tế. Cũng không phải đổ lỗi cho một ai. Dư luận cho rằng cần phải nhìn gì đang diễn ra  và coi  là bài học trên con đường thị trường hóa nền kinh tế, hội nhập quốc tế.
Rất khó không giật cục

Rất khó không giật cục

ANTĐ - Biểu đồ lạm phát tính theo năm so với cùng kỳ cho thấy, sự đảo chiều đi lên sau khi đã xuống đáy 5,04% vào tháng 8. Nếu nhìn vào diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tính theo năm thì nước ta chỉ mới thoát khỏi lạm phát cao 2 con số từ tháng 1-2011 đến tháng 8 vừa qua với CPI bình quân 9 tháng tăng 9,96% so với cùng kỳ năm 2011. Lạm phát tháng 9 tăng mạnh là không bình thường. Nỗi lo lạm phát tăng mạnh từ nay đến cuối năm không phải là vô cớ.
Nợ công, không thể coi nhẹ

Nợ công, không thể coi nhẹ

ANTĐ - Nếu đem “cân đong” giữa nợ công của Việt Nam với các nước đang “nặng nợ”, thì gánh nợ công của nước ta không phải là vấn đề quá lo ngại. Tuy vậy, báo cáo: “Nợ công Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc thực hiện đã nhận định rằng, những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước, mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả là “mầm mống” đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam.
“Cõng” quá nhiều thuế, phí

“Cõng” quá nhiều thuế, phí

ANTĐ - Lần đầu tiên, báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội chủ trì được sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã có nhận xét “tăng trưởng kiểu Việt Nam” là nguyên nhân của bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài. Đặc biệt, báo cáo nhận định, thuế và phí tại Việt Nam quá cao đang làm giảm khả năng tích lũy của doanh nghiệp. Vấn đề này cũng được đề cập trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8.

Làm trong sạch hệ thống

Làm trong sạch hệ thống

ANTĐ - Thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ nhìn nhận, toàn cảnh kinh tế tháng 8 tốt lên nhưng không bằng dự liệu. Điều lo lắng nhất từ những tháng trước là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liệu có ở mức âm hay không, thì đến tháng 8 đã dương. Dự kiến cuối năm CPI sẽ tăng khoảng 7%. Tốc độ tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, tuy vậy dự kiến cả năm cố gắng cũng chỉ đạt khoảng 5%. Nhìn chung, kinh tế tháng 8 vẫn đạt được kết quả toàn diện, đúng hướng.
Lắng nghe từ đất

Lắng nghe từ đất

ANTĐ - Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội quyết định lùi sang năm 2013, và đầu tháng 8 này, Chính phủ đã họp chuyên đề về xây dựng pháp luật và nghe báo cáo, thảo luận về việc sửa đổi Luật Đất đai. Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định sẽ tiến hành chất vấn thành viên Chính phủ hàng loạt vấn đề bức xúc nhất liên quan đến đất đai.

Cần “bắt tay” đồng lòng

Cần “bắt tay” đồng lòng

ANTĐ - Theo giới phân tích, chỉ số giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm liên tục giảm. Tháng 7 giảm 0,29% so với tháng trước, dự kiến tháng 8 tiếp tục giảm. Nó có thể tăng trở lại bất kì lúc nào khi giá cả thế giới tăng lên. Nếu kinh tế phục hồi, thì các loại giá cả có khả năng tăng cao. Trong khi đó, giá điện, than, xăng dầu đã tăng và có xu hướng tiếp tục tăng nữa. Những yếu tố này sẽ “hỗ trợ” cho lạm phát “bùng phát” trở lại trong thời gian tới.

Tái cấu trúc tư duy

Tái cấu trúc tư duy

ANTĐ - Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, vốn được kỳ vọng sẽ tạo thành “làn sóng” đổi mới lần thứ hai ở nước ta, nhằm khắc phục việc nguồn lực quốc gia bị sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Theo ý kiến của hầu hết các đại biểu Quốc hội, đây là một vấn đề trọng đại của đất nước, cần có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, nếu nóng vội sẽ phải trả giá rất đắt. Vì thế Quốc hội đã dành trọn một ngày để “mổ xẻ” đề án và cuối cùng nhiều ý kiến ngả theo hướng chưa thông qua.

Lấy đà để đi lên

Lấy đà để đi lên

ANTĐ - Dù trong bối cảnh nền kinh tế nhiều khó khăn như hiện nay, nhưng trước Quốc hội, Chính phủ không đặt vấn đề điều chỉnh các chỉ tiêu mà cố gắng, nỗ lực thực hiện. 
Chớ nên hy vọng quá!

Chớ nên hy vọng quá!

ANTĐ - Trên cơ sở diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như thực trạng bi đát của các doanh nghiệp hiện nay, các giải pháp trong Nghị quyết 13 của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp được coi là những giải pháp mở. Phần lớn những đề xuất của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trong gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đã bị Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội bác bỏ, mà chỉ nên giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Không xem nhẹ lợi ích

Không xem nhẹ lợi ích

ANTĐ - Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2012, đã đề ra 6 giải pháp cho thời gian tới để các đại biểu Quốc hội phân tích và góp ý. Không ít đại biểu đã thẳng thắn nhận xét, có tới một nửa số giải pháp còn mang tính “khẩu hiệu” từ năm này sang năm khác. Chưa thật sự nhìn thẳng vào những cái không bình thường về “sức khỏe” nền kinh tế. Chính phủ cần phải có một số giải pháp rất mạnh về thuế, phí, giá các mặt hàng thiết yếu và an sinh xã hội.