Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019: Những điểm mới thí sinh cần nắm vững

ANTD.VN - Chỉ còn vài ngày nữa, kì thi tuyển vào lớp 10 năm học 2019-2020 sẽ chính thức diễn ra. Nhiều điểm mới trong phương thức thi tuyển vào lớp 10 năm nay đã được Sở DG-ĐT Hà Nội đưa ra. Trong đó, không cộng điểm thi nghề, môn thi thứ 4 là môn Lịch sử thi trắc nghiệm... là những điểm mới vô cùng quan trọng. Các thí sinh và phụ huynh cần phải nắm vững những điểm mới trong kì thi sắp tới, để đạt được kết quả tốt nhất.

Điểm thi quyết định vấn đề đỗ - trượt

Năm nay, việc đỗ - trượt vào các trường THPT của các thí sinh sẽ chỉ được quyết định bằng điểm thi trong kì thi tuyển vào lớp 10. Theo Vietnamnet, nếu năm học 2018-2019, Hà Nội tổ chức phương thức tuyển sinh là kết hợp giữa thi tuyển và xét học bạ THCS thì năm nay, việc xét trúng tuyển chỉ dựa vào điểm thi của các em. Đây chính là một trong những điểm mới kì thi tuyển sinh vòa lớp 10 năm 2019 mà các thí sinh cần phải nắm vững. Từ đó, các em có cách thức ôn thi phù hợp để đạt được kết quả cao.

          Học sinh cần nắm vững những điểm mớ trong kì tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019-2020 (Nguồn: Vnexpress)

Cụ thể, nguyên tắc tuyển sinh được tính theo: Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn) x 2 + (Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn thứ tư ) + Điểm cộng thêm.

Trong đó, bài thi của các môn tính theo thang điểm 10. Các thí sinh được xét tuyển phải có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0.

Hình thức thi thay đổi

Theo Tuổi trẻ, kì tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019, thí sinh sẽ thi 4 bài độc lập, hình thức thi thay đổi so với năm trước. Mùa thi trước, thí sinh chỉ thi 2 môn Ngữ văn, Toán thì năm nay thí sinh sẽ thi Ngữ văn, Toán (hệ số 2) theo hình thức tự luận.

Ngoại ngữ có 2 phần là tự luận và trắc nghiệm khách quan tách rời nhau. Phần thi trắc nghiệm khách quan được trình bày trên phiếu trả lời trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính.

Bài thi thứ 4 áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan với nhiều mã đề trong một phòng thi để đảm bảo hai thí sinh liền kề không trùng mã đề. Thí sinh trả lời trên phiếu trắc nghiệm và được chấm bằng phần mềm máy tính. 

Môn Lịch sử và môn Tiếng anh thi trắc nghiệm

Theo thông tin mới đây từ Sở GD-ĐT, môn thi bắt buộc thứ 4 được xác định là môn Lịch sử với hình thức thi trắc nghiệm. Theo có, bài thi môn Lịch sử thi trắc nghiệm sẽ có 40 câu và thí sinh làm trong 60 phút. Như vậy, thí sinh sẽ có 1,5 phút cho 1 câu trắc nghiệm Lịch sử.

Cùng với đó, bài thi môn Ngoại ngữ theo hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, thời gian làm bài 60 phút.

Không cộng điểm học nghề

Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019, thí sinh cần lưu ý là không được cộng điểm khuyến khích cho các thành tích học nghề, không lấy điểm rèn luyện và học tập ở THCS.

 Thời gian thi và môn thi

Việc tuyển sinh vào lớp 10 công lập, tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và thi vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài A-Level là khác nhau. Do đó, phụ huynh và thí sinh cũng cần hết sức lưu ý phương thức thi.

Theo VnExpress, thời gian thi tuyển vào lớp 10 công năm 2019 tại các trường công lập sẽ diễn ra vào các ngày 2-6 và 3-6. Thời gian và môn thi cụ thể như sau: Sáng 2-6, thí sinh thi môn Văn, chiều thi môn Toán, thời gian mỗi môn là 120 phút. Sáng 3-6, thí sinh bước vào thi Ngoại ngữ và môn thứ tư, thời gian làm bài mỗi môn là 60 phút.

Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019: Những điểm mới thí sinh cần nắm vững ảnh 2

          Học sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi năm học 2018-2019 (Nguồn: Tuổi trẻ)

Việc tuyển sinh vào lớp 10 chuyên được thực hiện qua 2 vòng: sơ tuyển các học sinh có đủ điều kiện dự tuyển và thi tuyển đối với học sinh đã qua vòng sơ tuyển. Sau khi dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập chung của thành phố, thí sinh sẽ thi thêm các môn chuyên theo yêu cầu của nhà trường, môn chuyên tính điểm hệ số 2. 

Thí sinh đăng ký vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài cũng tham gia kỳ thi vào 10 chung của thành phố, sau đó thi Toán, Vật lý, Hóa học bằng tiếng Anh và thi tiếng Anh ở vòng 2. Khoảng 200 thí sinh có điểm số cao nhất vòng 2 sẽ được chọn vào vòng phỏng vấn

Các trường công lập tự chủ tài chính và trường THPT ngoài công lập được xét tuyển học sinh vào lớp 10 căn cứ vào điểm thi kỳ thi tuyển sinh chung của thành phố hoặc kết quả học bạ.

Bí quyết ôn thi đạt hiệu quả cao

Với việc chương trình tuyển sinh thay đổi, các thí sinh cũng cần phải thay đổi để có phương pháp ôn thi hiệu quả. Mỗi môn thi sẽ có cách học tập, ôn thi khác nhau, phù hợp với nội dung từng môn học mà không đem lại áp lực thi cử cho học sinh.

Nắm chắc các kiến thức cơ bản

Nắm chắc kiến thức cơ bản, những định nghĩa, kỹ năng được xem là một  bí quyết ôn thi hiệu quả để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải.

Môn thi thứ 4 trong kì thi vào lớp 10 năm 2019 là môn Lịch sử. Các em càn tránh trường hợp học vẹt, học tủ . Thêm vào đó, đề thi môn Lịch sử được làm dưới dạng 40 câu trắc nghiệm sẽ giảm áp lực cho các em.

Đối với môn thi Tiếng Anh, học sinh cần phải trau dồi mỗi ngày nhằm tăng khả năng ghi nhớ, cải thiện vốn từ, học từ vựng theo chủ đề giao tiếp hàng ngày. Thí sinh cần nằm vững các mẫu câu cơ bản, các loại từ, các loại câu điều kiện, phát âm chuẩn, quy tắc đánh trọng âm 

 Ôn thi theo nhóm

Phương pháp tốt nhất chuẩn bị bước vào kì tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 chính là việc ôn thi theo nhóm. Đây là phương pháp ôn thi đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt trong “giai đoạn nước rút” như hiện nay.

Phân bố thời gian ôn thi hợp lý

Tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019: Những điểm mới thí sinh cần nắm vững ảnh 3

         Việc phân bố thời gian hợp lý sẽ giúp các em ôn thi đạt hiệu quả cao

Để ôn thi hiệu quả nên chọn và phân bổ thời gian ôn thi hợp lý nhằm giúp quá trình tự ôn thi đạt hiệu quả cao và làm cho trí óc bớt căng thẳng. Không  chỉ phân bố thời gian hợp lý khi ôn thi, học sinh cũng cần tạo thói quen phân bố hợp lý thời gian khi làm bài thi. Điều này sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài theo dự định ban đầu.

Tạo thói quen tự học và ôn bài vào buổi tối hoặc sáng sớm

Trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy, học sinh nên tập thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình vừa học trong đầu để xem thử mình đã học được bao nhiêu phần trăm. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính, đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương trong chương trình học.