Tượng Bồ đề bằng tóc lớn nhất Việt Nam

Tượng Sư tổ cao 2,32 m, tạo tác chủ yếu từ tóc của Phật tử, mật rỉ đường và vôi vữa, tại chùa Tây Tạng, tỉnh Bình Dương, vừa được Trung tâm sách Vietkings công nhận là bức tượng Phật bằng tóc lớn nhất Việt Nam.

Tượng Bồ đề bằng tóc lớn nhất Việt Nam

Tượng Sư tổ cao 2,32 m, tạo tác chủ yếu từ tóc của Phật tử, mật rỉ đường và vôi vữa, tại chùa Tây Tạng, tỉnh Bình Dương, vừa được Trung tâm sách Vietkings công nhận là bức tượng Phật bằng tóc lớn nhất Việt Nam.

Bức tượng diễn tả sinh động cảnh đức Bồ đề trên đường nhập thế từ Ấn Độ sang Trung Quốc và trở thành Pháp chủ Thiếu Lâm tự. Trên vai ngài là một đòn gánh, đầu đòn gánh bên tay phải mang túi càn khôn. Đầu gánh bên trái là hòm kinh Lăng Già, trên đòn gánh còn treo một chiếc nón lá đậm chất Việt Nam.

Bức tượng đức Bồ đề bằng tóc lớn nhất Việt Nam tại chùa Tây Tạng. Ảnh Vietkings cung cấp.

Bức tượng đức Bồ đề bằng tóc lớn nhất Việt Nam tại chùa Tây Tạng. Ảnh Vietkings cung cấp.

Bức tượng do các phật tử Nguyễn Khắc Bửu, Nguyễn Chí Cơ và Tôn Ngọc An tạo trong khoảng năm 1982 đến 1983.

Chùa Tây Tạng do phái Bửu Sơn Kỳ Hương xây dựng từ năm 1930. Vào năm 1938, chùa được đổi tên thành chùa Tây Tạng.

Vietkings cũng mới công nhận thêm 11 kỷ lục phật giáo độc đáo nhất Việt Nam, hầu hết các kỷ lục lập tại TP HCM. Trong đó, chùa Pháp Hoa, quận Phú Nhuận được xác nhận là ngôi chùa có nhiều bình gốm nhất; chùa Giác Viên, quận 11 là chùa Bao lam Bách điểu lớn nhất; chùa An Phú, quận 8, được tạo tác bằng mảnh sành nhiều nhất; chùa Viên Giác, quận Tân Bình có tháp bằng gốm sứ cao nhất; chùa Giác Lâm, quận Tân Bình có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất và chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, có bản kinh khóa hư lục viết trên giấy lớn nhất.

Còn khu du lịch văn hóa Suối Tiên, TP HCM được công nhận là nơi tổ chức Đại lễ Vu lan lớn nhất và nơi thực hiện Tuần lễ buffet chay miễn phí có số người tham dự nhiều nhất từ trước đến nay, với 67.000 người dự trong 7 ngày. Bản kinh viết bằng thư pháp do nhiều người tham gia thực hiện nhất, thuộc CLB thư pháp Giác Ngộ, từng triển lãm tại Nhà Trưng bày Bảo tàng TP HCM trong tháng 8.

Tỉnh Kiên Giang có Chùa Hang được công nhận có vườn tượng Phật dược sư lớn nhất nước, với diện tích 2.400 m2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận là nơi tổ chức khóa An cư kiết hạ - khóa tu tập truyền thống của phật tử - tập trung tăng ni nhiều nhất.

Theo VNE