Từ vụ Đường "Nhuệ" từ chối luật sư: Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Mới đây, tại phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi, biệt danh Đường “Nhuệ”) trong vụ án cố ý gây thương tích đã đề nghị tự bào chữa vì không muốn làm mất thời gian của tòa. Điều này có đúng quy định?

Vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tháng 11-2014 tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, TP.Thái Bình. Trong phiên xét xử sơ thẩm, Đường Nhuệ đã thành khẩn thừa nhận toàn bộ hành vi đánh người như cáo trạng nêu.

“Bị cáo không hiểu rõ pháp luật nhưng trong giai đoạn điều tra vừa qua, bị cáo đã nhận thức được việc hành hung mẹ con bà Lý là trái pháp luật, bị cáo đề nghị khi tranh luận thì hai luật sư bào chữa không cần gỡ tội mà để bị cáo tự bào chữa", Đường Nhuệ nói.

Liên quan đến quyền từ chối bào chữa của bị can, bị cáo, Luật sư Nguyễn Tiến Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, quyền bào chữa được ghi nhận là một trong những quyền quan trọng của người bị buộc tội, nó được là phương tiện pháp lý cần thiết để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Bị cáo Đường "Nhuệ" tại phiên xét xử sơ thẩm

Bị cáo Đường "Nhuệ" tại phiên xét xử sơ thẩm

Mặc dù vậy, trên thực tế, không riêng gì trong vụ án Đường “Nhuệ” mà thời gian qua có khá nhiều trường hợp luật sư bị bị can, bị cáo từ chbối bào chữa.

Theo Điều 77 Bộ luật TTHS 2015 , có 3 đối tượng có quyền thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa, gồm: Chính bản thân bị can, bị cáo; Người đại diện của bị can, bị cáo; Người thân thích của bị can, bị cáo.

Trường hợp từ chối luật sư không phải do chính bị can, bị cáo thực hiện thì đều phải được sự đồng ý của họ và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án ngoại trừ người này có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi mà không thể tự bào chữa. Ngoài ra, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người khác bào chữa cho

Tuy nhiên, theo Luật sư Tiến Hòa, trong một số trường hợp đặc biệt luật quy định sự tham gia của người bào chữa vào trong vụ án không phụ thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo mà đây là quy định bắt buộc, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật TTHS nước ta.

Điều 67 Bộ luật TTHS 2015 quy định 2 trường hợp nếu chủ thể có quyền được chọn mời người bào chữa mà không thực hiện quyền của mình thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ, gồm:

Người bị buộc tội là bị can; bị cáo về tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Nếu bị can, bị cáo từ chối luật sư được chỉ định thì cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các tổ chức (Đoàn luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Ủy ban MTTQ Việt Nam) phải cử người tiếp tục việc bào chữa.

Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép Luật sư được chỉ định có quyền từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo. Khoản 2, Điều 73 Bộ luật TTHS 2015 nêu rõ, luật sư có nghĩa vụ không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đảm nhận bào chữa nếu: Không vì lý do bất khả kháng; Không phải do trở ngại khách quan.

Như vậy, nếu Luật sư chứng minh được lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì được phép từ chối bào chữa. Trường hợp có căn cứ từ chối, luật sư phải có văn bản thông báo cho các cơ quan này cùng với người được bào chữa biết.