Truyền thông Mỹ ‘câm lặng’ trước đòn đau của lính thủy đánh bộ

Trong thời kỳ cầm quyền của ông Obama lực lượng không quân trực thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ đã vấp phải thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ sau chiến tranh Việt Nam.
(ĐVO) Chỉ có tờ American Thinker đề cập tới vụ việc “đau lòng” xảy ra với lính thủy đánh bộ Mỹ.

Phi đội VMA-211 "oanh liệt một thời" đã bị một đòn tấn công nặng nề nhất kể từ khi đơn vị này thực hiện chiến dịch phòng thủ bảo vệ đảo Wake trong Thế chiến II.

Thảm họa đó đã xảy ra ngày 14/9/2012 tại thành phố Lashkar Gah nằm ở phía Tây Bắc Afghanistan. Khoảng hai chục tay súng Taliban đã tấn công trực diện vào căn cứ mạnh nhất của Thủy quân lục chiến Mỹ ở đất nước Afghanistan.
Cuộc tấn công bất ngờ và mạnh mẽ của phiến quân đã làm tê liệt toàn bộ căn cứ Camp-Bastion, trung tá Christopher Raible chỉ huy căn cứ thiệt mạng, 8 trong tổng số 10 máy bay AV-8B Harrier đặt tại căn cứ bị phá hủy.
Cần phải nhấn mạnh rằng AV-8B Harrier là máy bay tấn công tốt nhất trong trang bị của Thủy quân lục chiến. Đã hơn một thập kỷ gần đây loại máy bay này không còn được sản xuất nữa và không có phương tiện nào có thể thay thế xứng đáng cho những “cỗ máy” AV-8B Harrier.

Theo đánh giá của American Thinker, thiệt hại về nhân mạng và trang bị từ cuộc tấn công này là tồi tệ nhất cho lực lượng vốn đầy tự hào và kiêu hãnh của Quân đội Mỹ.

Khi tình hình được vãn hồi, Thủy quân lục chiến Mỹ bàng hoàng nhận ra họ đã mất đi 7% trong tổng số máy bay Harrier họ có chỉ trong có một ngày. Trong khi đối phương gây ra thiệt hại lớn như vậy chỉ gồm khoảng 20 du kích Taliban.
Dưới thời Tổng thống Obama 1.491 quân Mỹ đã thiệt mạng tại chiến trường Afghanistan. Con số này chiếm hơn 70% trong tổng số 2.121 người Mỹ đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.
Một thống kê khác cũng cho thấy riêng ở tỉnh Helmand của Afghanistan, nơi có căn cứ Camp-Bastion, thiệt hại về quân số Mỹ cao gấp đôi so với ở các nơi khác.
Và tình hình đã xấu tới mức sau cuộc tấn công vào căn cứ Camp-Bastion, Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế đã phải quyết định ngừng tạm thời các hoạt động chiến dịch để đánh giá lại tình hình.

AV-8B Harrier của Mỹ
AV-8B Harrier của Mỹ

Vì một vị hoàng tử?

Vẫn chưa có giải thích chính thức về động cơ tấn công của phiến quân Taliban, nhưng có thể nhận thấy rằng vụ tấn công xảy ra đúng vào lúc Hoàng tử Harry bay bằng trực thăng đến căn cứ Camp-Bastion và lên kế hoạch ăn mừng sinh nhật của mình vào sáng hôm sau. Người ta cho rằng, Hoàng tử Harry là một trong những mục tiêu của phía Taliban.

Tuy nhiên trong bối cảnh như vậy lại nảy sinh nhiều câu hỏi cần lời giải thỏa đáng. Tại sao chỉ một nhóm gồm 20 phiến quân có thể tổ chức một cuộc tấn công “ấn tượng” như thế? Tại sao một căn cứ hiện đại được bảo vệ chắc chắn lại dễ bị xuyên thủng đến như thế? Làm cách nào phiến quân có thể tổ chức tấn công nhanh chóng và hiệu quả như vậy, ngay cả khi họ biết chắc là mình sẽ mất mạng? Thủy quân lục chiến Mỹ một hùng mạnh mà nửa thế kỷ qua được xem là “vô đối” sẽ phải chấp nhận thất bại “mất mặt” này như thế nào?

National Review dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự giấu tên nói rằng, cuộc tấn công có thể được lên kế hoạch và có sự tư vấn của các chuyên gian quân sự, có khả năng, đến từ Pakistan, và cảnh báo rằng, cuộc tấn công “cho thấy sự sụt giảm sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực, đã làm mất các đồng minh và khuyến khích kẻ thù của chúng ta.”

Cần lưu ý rằng cuộc tấn công vào căn cứ Camp-Bastion cũng là một phần của một làn sóng bạo lực chống Mỹ của các phần tử Hồi giáo cực đoan, mà nguyên nhân là sự xuất hiện của phim nhạo báng nhà tiên tri Hồi giáo được phát tán trên YouTube, có xuất xứ ở Mỹ.
Trong làn sóng đó, thế giới biết nhiều đến vụ tấn công vào sứ quán Mỹ ở Bengazi (Lybia) khiến Đại sứ Mỹ và một số nhân viên ngoại giao thiệt mạng ( ) . Nhưng cuộc tấn công làm mất mặt lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ thì không được mấy tờ báo nhắc tới.

Danh Nguyễn (theo Inosmi)