"Trung Quốc - cường quốc càng ngày càng hiếu chiến"

ANTĐ - Ngày 5-6, tờ Les Echos của Pháp đã có bài bình luận với tiêu đề "Trung Quốc - cường quốc càng ngày càng hiếu chiến". Theo bài báo, các hành động gây hấn của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng thời gian gầy đây đã cho thấy có sự thay đổi về vị thế ngoại giao của Trung Quốc.

Ngày 5-6, một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc đã chi hơn 145 tỉ USD cho quân sự trong năm 2013 với các chương trình hiện đại hóa cấp tập kho vũ khí của nước này. Trong đó bao gồm tăng cường các máy bay tàng hình, tàu chiến, máy bay chiến đấu, tên lửa và các vũ khí mạng.

Theo hãng tin Reuters thì con số Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra cao hơn nhiều so với con số chính thức Bắc Kinh công bố. Theo ước tính của báo cáo, sử dụng giá và tỉ giá hối đoái của năm 2013, con số nói trên cao hơn 21% so với con số mà Trung Quốc đã thông báo, vào khoảng 119,5 tỉ USD.

Trung Quốc đang rất chú tâm cho việc chuẩn bị những xung đột tiềm tàng có thể nổ ra ở biển Đông và biển Hoa Đông, với ví dụ là một cuộc tập trận hồi tháng 10 của nước này trên biển. Đó là cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong lịch sử quân sự Trung Quốc.

"Trung Quốc - cường quốc càng ngày càng hiếu chiến" ảnh 1
Trung Quốc hiện đang gây sự với hầu hết các nước láng giềng


Chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có những lời lẽ mạnh mẽ một cách khác thường cáo buộc Bắc Kinh gây bất ổn trong khu vực khi theo đuổi những tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này. Trung Quốc hiện đang gây sự với hầu hết các nước láng giềng vì các vấn đề lãnh hải và lãnh thổ.

Theo đó Mỹ cũng nhắc lại những cảnh báo về các vụ xâm nhập trên mạng của Trung Quốc. Trung Quốc đang sử dụng năng lực quân sự để hỗ trợ thu thập thông tin tình báo với các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và công nghiệp quốc phòng của Mỹ hỗ trợ cho chương trình quốc phòng nhà nước của Mỹ.

Báo cáo còn nhắc tới những tiến bộ của Trung Quốc trong công nghệ máy bay tàng hình và cảnh báo: “Sự kết hợp giữa nguồn lực không giới hạn và ý thức cao về công nghệ có thể cho phép Trung Quốc sánh ngang hay thậm chí là vược chi tiêu của Mỹ trong các hệ thống không người lái trong tương lai”.

Vào tháng 9-2013, “có thể” một máy bay không người lái của Trung Quốc đã thực hiện nhiệm vụ do thám đầu tiên ở biển Đông. Chính Trung Quốc đã tiết lộ một số chi tiết về việc nước này đang phát triển bốn máy bay không người lái hồi năm 2013, bao gồm Lijian (Lợi Kiếm), máy bay không người lái tàng hình đầu tiên của quân đội nước này.

Nhật Bản mua 3 máy bay không người lái để giám sát Trung Quốc

Theo trang tin quân sự Arms-Tass, ngày 5-6,  Nhật Bản đã thông qua việc mua 3 chiếc máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk vào năm 2015 với tổng giá trị lên tới 100 tỷ yên.

Việc mua máy bay trinh sát không người lái (UAV) RQ-4 Global Hawk đã được Tokyo cân nhắc từ lâu nhằm thực hiện nhiệm vụ giám sát và cảnh giới không phận và khu vực biển xung quanh Nhật Bản từ trên không, trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng sử dụng UAV trinh sát tại khu vực biển Senkaku/Điếu Ngư.

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nước này sẽ đưa các UAV RQ-4 Global Hawk vào chương trình giám sát liên hợp Mỹ - Nhật.

Hợp đồng trị giá khoảng 100 tỷ yen (tương đương 974 triệu USD) sẽ được chính phủ Nhật Bản đưa vào dự toán quốc phòng năm 2015, trong đó bao gồm cả hạng mục mua sắm các thiết bị điều khiển từ mặt đất.

Ngoài ra, Nhật Bản cũng dành riêng khoảng 200 triệu yen (khoảng 1,9 triệu USD) trong ngân sách cho tài khóa hiện thời tính từ tháng 4-2014 để nghiên cứu tính khả thi của việc mua các máy bay do thám RQ-4 Global Hawk.

Cuối tháng 5-2014, Mỹ đã bắt đầu triển khai 2 máy bay RQ-4 Global Hawk từ đảo Guam tới căn cứ Misawa tại tỉnh Aomori của Nhật. Căn cứ này được lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản và quân đội Mỹ sử dụng chung.

Báo Pháp tố cáo Trung Quốc ngày càng hiếu chiến ở biển Đông

Ngày 5-6, tờ Les Echos của Pháp đã có bài bình luận với tiêu đề "Trung Quốc - cường quốc càng ngày càng hiếu chiến". Theo bài báo, các hành động gây hấn của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng thời gian gầy đây đã cho thấy có sự thay đổi về vị thế ngoại giao của Trung Quốc.

Nếu cách đây 5 năm, Trung Quốc còn được xem là quốc gia hòa bình, thì hiện đã trở thành nhân tố gây hấn tiềm tàng trong khu vực. Sự đảo chiều này trong thực tế hàm chứa nguy cơ là sự sụp đổ uy tín quốc gia.
Tác giả cho rằng, nếu thật sự muốn phát triển “quyền lực mềm” Trung Quốc cần có một thái độ khác, cũng như một học thuyết ngoại giao xứng tầm với vị thế cường quốc mà họ muốn thể hiện trên trường quốc tế.