- Syria tiếp tục lên án Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng Afrin
- Nga bác bỏ cáo buộc không kích ở Đông Ghouta khiến 37 thường dân thiệt mạng
- Triều Tiên chỉ trích kế hoạch mua sắm vũ khí của Hàn Quốc
Tại kỳ họp lần thứ 37 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ) hôm thứ 6 vừa qua, Trung Quốc đã đề xuất một nghị quyết mới trên tinh thần “hợp tác cùng có lợi”. Tuy nhiên, các nhà hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền và một số quốc gia, trong đó có Thụy Sĩ, cho rằng nghị quyết làm suy yếu các nguyên tắc chung về nhân quyền. Australia, Anh, Nhật Bản và Thụy Sĩ nằm trong số các nước bỏ phiếu trắng, trong khi đại diện nhiều nước lên tiếng phản đối.
Phiên bỏ phiếu tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva
Nhà ngoại giao Mỹ Jason Mack cho rằng, thông qua nghị quyết này, các quan chức Trung Quốc đang tìm cách tôn vinh Chủ tịch Tập Cận Bình bằng việc đưa tư tưởng của ông vào từ điển nhân quyền quốc tế.
Tranh cãi này khiến căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington càng gia tăng, vốn bắt nguồn từ bất đồng thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo kế hoạch áp mức thuế lên tới 60 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Phát biểu với báo giới, bà Hoa Xuân Oánh nói: “Tôi nghĩ các bình luận của quan chức Mỹ này tại Geneva là cực kỳ vô lý, đồng thời phản ánh sự ngạo mạn và kiêu căng cố hữu của phía Washington”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng nhiều nước đã bày tỏ quan điểm tại cuộc họp rằng nghị quyết của phía Bắc Kinh phản ánh nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế, cũng như giúp tăng khả năng của các quốc gia đang phát triển tự nói lên quan điểm của mình trong các vấn đề nhân quyền.
Đây là đề xuất nghị quyết lần thứ 2 trong 12 năm qua của Trung Quốc.