Trẻ em nói dối - không đáng lo

ANTĐ - Nói dối là một vấn đề của con trẻ trong gia đình mà các bậc phụ huynh luôn cực lực phòng tránh phát sinh. Theo quan niệm truyền thống, cha mẹ cho rằng đứa trẻ thường nói dói là một biểu hiện phẩm chất không tốt, tuy nhiên, chuyên gia Canada phát hiện, trẻ thường nói dối kì thực trí lực đang phát triển. 

Minh hoạ internet

Con trẻ nói dối có phải là vấn đề phẩm chất? Chuyên gia này cho rằng, học nói dối là một bước quan trọng  để đứa trẻ trưởng thành trí lực, gia đình không cần quá lo lắng, nên nhân lúc này để hướng dẫn trẻ chuẩn mực. Viện Nghiên cứu nhi đồng thuộc Đại học Toronto Canada đã kiểm tra 1.200 em từ 2-16 tuổi. Những trẻ nhỏ tuổi được đưa vào ngồi trong căn phòng trang bị webcame ẩn, đằng sau chúng đặt một đồ chơi bằng bông. Sau đó, nhóm nghiên cứu lấy cớ đi ra ngoài, những đứa trẻ được yêu cầu không được phép quay người nhìn trộm trong thời gian đó. Kết quả, webcame “tóm được” 90% số trẻ này phạm luật. Tuy nhiên, khi bị hỏi có quay đầu hay không, hầu hết toàn bộ chúng đều phủ nhận.

Nhóm nghiên cứu đưa cho những đứa trẻ tham gia ở độ tuổi lớn hơn một bảng câu hỏi đằng sau có in đáp án, và cảnh báo không được lật giấy để xem mặt sau. Khi trả lời câu hỏi bịa đặt là “Tunisia là do ai phát hiện”, những đứa trẻ lén xem đáp án in ở phía sau đều trả lời được. Khi hỏi vì sao biết, một vài trẻ nói dối là được học ở môn Lịch sử.

Lý Khang - người phụ trách nghiên cứu nói: “Chúng tôi cho rằng khi đứa trẻ nói dối chúng sẽ ngồi không yên, tuy nhiên, tư liệu từ webcame theo dõi chúng lại không ủng hộ cho quan điểm này”. Nghiên cứu cho biết, khi 2 tuổi, 20% trẻ em sẽ nói dối. Khi 3 tuổi, số này đạt 50%, khi 4 tuổi là gần 90%. Khi 12 tuổi, hầu hết mỗi trẻ em đều nói dối. Khi 16 tuổi, số thiếu niên nói dối giảm đến 70%.

Người nghiên cứu nói, khi còn nhỏ nói dối không hẳn sau này sẽ trở thành kẻ lừa đảo. Ngoài ra, những đứa trẻ có “kỹ năng nói dối” cao thường có khả năng nhận thức khá cao, chính điều này khiến chúng có thể có những lời nói dối nghe có vẻ như độ tin cậy cao. Khi tâm lý dần trưởng thành, thanh thiếu niên bắt đầu học người lớn, vận dụng những lời “nói dối thiện ý” để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác.

Chuyên gia Lý Khang khuyến nghị bậc phụ huynh “cần tận dụng tốt giai đoạn sau 7 tuổi của trẻ, nắm bắt thời gian thích hợp này để giáo dục trẻ. Khi phát hiện trẻ nói dối, không cần đánh mắng. Nên dạy chúng tính quan trọng của sự thành thật và hậu quả nghiêm trọng của nói dối”. Tác giả cuốn sách “Làm thế nào để giáo dưỡng trẻ thông minh”. Giáo sư John Freeman thuộc Đại học Middlesex, London, Anh quốc, cho biết: “Những đứa trẻ thông minh thường nói dối. Nếu như môi trường xã hội phản đối hành vi này, chúng sẽ dần dần loại bỏ được thói quen nói dối”.