Trạm thăm dò hành tinh "Phobos-Grunt"… biến mất

ANTĐ - Trưa 22-11 (giờ Việt Nam), cơ quan vũ trụ Nga lần đầu tiên công bố Trạm liên hành tinh tự động "Phobos-Grunt" thăm dò hành tinh lớn nhất quay quanh sao Hỏa có thể đã biến mất.

"Phobos-Grunt" được Nga phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Zenit ngày 9/11 từ Trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazactan với mục đích chính là lấy mẫu đất từ vệ tinh Phobos của sao Hỏa để nghiên cứu.

Phobos-Grunt đã biến mất

Đáng tiếc là sau khi tách thành công khỏi tên lửa đẩy, "Phobos-Grunt" đã bay chệch khỏi hướng đến sao Hỏa và mất liên lạc với mặt đất. Nguyên nhân có thể do các thiết bị động cơ không hoạt động.

Dù việc tên lửa đẩy đã đưa Phobos-Grunt rời bệ phóng thành công

Cũng trong ngày 22/11, đội bay quốc tế  - gồm các nhà du hành Mike Fossum - người Mỹ, Satoshi Furrukawa - người Nhật Bản và Sergei Volkov - người Nga - đã trở về trái đất an toàn.

Theo Cơ quan Kiểm soát hoạt động của ISS, tàu vũ trụ Soyuz chở 3 nhà du hành trên đáp xuống vùng Arkalyk hẻo lánh của Kazactan đúng thời gian và địa điểm định sẵn (lúc 9 giờ 26 phút giờ Việt Nam). Ngay sau khi tiếp đất an toàn, các nhà du hành nhanh chóng được đưa ra khỏi tàu Soyuz tới một trạm y tế di động đặt gần đó để kiểm tra sức khỏe. Kết quả là họ hoàn toàn khoẻ mạnh.

Nhà du hành vũ trụ người Nhật Bản Satoshi Furrukawa

Đội bay này đã sống 167 ngày (hơn 5 tháng làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế - ISS). Theo kế hoạch, họ được đưa trở về trái đất gần một tuần trước đây, nhưng do trục trặc kỹ thuật trên tàu Progress, nên phải hoãn lại đến ngày 22-11.    

Theo dự kiến, một đội bay quốc tế khác sẽ được đưa lên ISS vào ngày 21-12 tới, để cùng làm việc với 3 nhà du hành vũ trụ hiện đang làm việc trên ISS (gồm Dan Burbank - người Mỹ và 2 nhà du hành Anton Shkaplerov, Anatoly Ivanishin – người Nga).