Tổng thống Mỹ có khả năng bị cô lập tại cuộc họp thượng đỉnh G7

ANTD.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tham dự cuộc họp G7 cuối tuần này tại Quebec (Canada), tuy nhiên có khả năng ông sẽ phải “đơn độc” trong cuộc họp thượng đỉnh lần này. 

Hội nghị được tổ chức chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Trump tăng mức thuế đối với thép và nhôm, đe dọa sẽ tạo ra một rào cản mới đối với ô tô nhập khẩu và đưa Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran do một số lãnh đạo G7 đứng ra giúp đỡ dàn xếp.

Quyết định tăng 25% thuế với thép và 10% thuế với nhôm của Tổng thống Mỹ tuần trước đã khiến nhiều lãnh đạo trong nhóm G-7 phẫn nộ. Điều này báo hiệu khả năng sẽ bị cô lập của tổng thống Trump tại cuộc họp cấp cao sắp tới, khi cả 6 nước thành viên còn lại bao gồm: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Anh đều bày tỏ mối quan ngại và không hài lòng về vấn đề thuế quan lần này của Mỹ.

Theo các nhà phân tích, một biểu hiện rõ rệt của sự bất đồng giữa các đồng minh có thể thấy trong cuộc thảo luận không mấy sôi nổi liên quan tới mối quan tâm về nền kinh tế hàng đầu khác với chính quyền của ông Trump đó là: sự mất cân bằng thương mại với Trung Quốc.

Ông Trump đổ lỗi cho Liên minh Châu Âu cùng với Mexico và Canada đã lợi dụng các rào cản thương mại của Mỹ để kìm hãm lao động sản xuất trong nước. Ông lên tiếng bảo vệ chính quyền của mình trong 1 loạt các tweet hôm 4-6, đưa ra lý lẽ từ một cuộc tranh cãi ông vẫn thường sử dụng để bày tỏ quan điểm rằng Hoa Kỳ đang thua trong cuộc chiến thương mại.

Ông viết: “Những người nông dân đã không làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Mexico, Canada, Trung Quốc và những quốc gia khác đã đối xử với họ không công bằng. Vào thời điểm tôi kết thúc đàm phán thương mại, mọi thứ sẽ thay đổi”.

Khi các cuộc đàm phán về việc tái thiết lập Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ bị trì hoãn, Tổng thống Trump đã dỡ bỏ lệnh miễn trừ thuế kim loại đối với Mexico và Canada, khiến hai quốc gia này phẫn nộ và đe dọa sẽ đáp trả các sản phẩm Mỹ bằng mức thuế mới.

Tháng trước, chính quyền của ông Donald Trump cũng đưa ra khả năng sẽ áp thuế ô tô, nhấn mạnh nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia từ vấn đề nhập khẩu.

Những vấn đề trên đã gợi nên nỗi lo về khả năng tranh luận đối đầu gay gắt trong cuộc họp sắp tới của G7, đồng thời đặt ra câu hỏi về tương lai của nhóm này. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia vẫn cho rằng G7 sẽ tiếp tục hoạt động trên danh nghĩa đồng minh, nhưng lợi ích nhóm sẽ bị suy giảm, tất cả phụ thuộc vào kết quả cuộc họp tới đây.