Tổng hợp các phương pháp chữa bệnh Parkinson

ANTD.VN - Bệnh Parkinson có thể tiến triển nặng dần trong vài năm cho đến vài chục năm. Đa số người bệnh ở giai đoạn cuối đều mất khả năng vận động, sau đó tử vong vì các biến chứng mà bệnh gây ra.

Bệnh Parkinson (còn gọi là bệnh liệt rung) xảy ra khi một chất dẫn truyền thần kinh có tên là dopamin bị giảm sút. Nguyên nhân là do một nhóm tế bào nhân xám (tế bào sản xuất dopamin) ở đáy não bị thoái hóa và chết đi hàng loạt.

Dopamin giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát cử động, vận động của các cơ bắp thông qua hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác. Khi dopamin bị thiếu hụt, cơ bắp không vận động được như chỉ đạo bình thường của não bộ, dẫn đến các triệu chứng như run tay chân, cứng đờ cơ bắp, cử động chậm chạp.

Bệnh Parkinson gây trở ngại lớn cho sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh

Vậy Parkinson có chữa được không? Câu trả lời là: có rất nhiều cách chữa bệnh Parkinson hiệu quả, giảm triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, nhưng vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị Parkinson, đồng thời tìm hiểu thêm phương pháp mới đang được nhiều người bệnh áp dụng.

Sử dụng thuốc để chữa bệnh Parkinson

Trong điều trị bệnh Parkinson, hiện có 7 nhóm thuốc chính có tác dụng bổ sung hoặc bắt chước tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh dopamin, hoặc ức chế các enzym phân hủy dopamin nhằm làm tăng nồng độ dopamin trong não. Bệnh nhân xác định phải sử dụng thuốc cả đời và kết hợp với bác sĩ chuyên khoa chặt chẽ, thường xuyên và liên tục để kịp thời điều chỉnh liều lượng nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson, người bệnh cần lưu ý: luôn dùng thuốc đúng liều vào đúng một giờ nhất định. Thậm chí với nhóm thuốc levodopa (Madopar hoặc Sinemet), bệnh nhân phải uống thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo duy trì tác dụng của thuốc. Không nên dùng thuốc cùng bữa ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu của thuốc.

Người bệnh Parkinson phải sử dụng thuốc cả đời và chịu nhiều phản ứng phụ

Vật lý trị liệu và luyện tập thể thao

Với bệnh nhân Parkinson, luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sức mạnh cơ bắp, sự nhanh nhẹn, cải thiện dáng đi và nâng cao khả năng giữ thăng bằng.

Người bệnh Parkinson nên bắt đầu bằng những bộ môn nhẹ nhàng như thiền, yoga, đi bộ, sau có thể mở rộng tham gia khiêu vũ, tập thể dục nhịp điệu, bơi lội…

Để giảm triệu chứng đau, cứng đờ, người bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu như massage, châm cứu. Nghe nhạc cũng là một trong những phương pháp giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm do Parkinson.

Thay đổi chế độ ăn để kiểm soát triệu chứng bệnh Parkinson

Với người bệnh Parkinson, chế độ ăn rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cung cấp các dưỡng chất cho tế bào thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa, thoái hóa và cải thiện các biến chứng trên đường tiêu hóa như táo bón… do bệnh gây ra. Cụ thể như sau:

+ Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và chất xơ

+ Uống nhiều nước giúp gan tăng cường thải độc

+ Hạn chế cholesterol (đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ…)

+ Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích

Chế độ ăn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình điều trị bệnh Parkinson

Phẫu thuật điều trị Parkinson khi dùng thuốc không còn hiệu quả

Thuốc điều trị Parkinson chỉ có hiệu quả tốt trong vòng 4 -5 năm. Càng về sau, đáp ứng với thuốc càng kém, buộc phải tăng dần liều và gây nhiều biến chứng.

Hiện nay, kỹ thuật kích thích não sâu được xem là phương pháp mới nhất trong điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao khoảng 30.000USD (~ 700 triệu đồng), đòi hỏi kỹ thuật cao nên chưa được ứng dụng rộng rãi.

Hỗ trợ chữa bệnh Parkinson bằng phương pháp mới trên nền lý thuyết của Y học cổ truyền

Hai thảo dược Thiên ma và Câu đằng có vai trò tương tự như tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng, phục hồi tế bào bị tổn thương. Đặc biệt, hai loại thảo dược này còn gián tiếp làm tăng nồng độ dopamine trong não bộ. Từ đó giúp người bệnh Parkinson ngủ sâu hơn, cải thiện run chân tay, khả năng cầm nắm và phục hồi chức năng vận động của cơ thể.

Sống với bệnh Parkinson là một hành trình dài và chắc chắn đầy khó khăn, thử thách. Nhưng nếu bệnh nhân kiên trì điều trị đúng hướng theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp thêm với các liệu pháp dược thảo Thiên ma, Câu đằng giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm run tay chânTổng hợp các phương pháp chữa bệnh Parkinson ảnh 4

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn hoàn hảo cho người bị run chân tay, giúp:

- Hỗ trợ giúp làm giảm run chân tay, run khi cầm, nắm, đi đứng run rẩy, nói run run... ở người cao tuổi, trong bệnh và hội chứng parkinson, do tai biến mạch máu não, rối loạn thần kinh thực vật…

- Hỗ trợ phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Kể từ khi ra đời, TPBVSK Vương Lão Kiện đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu, hỗ trợ giúp người bệnh run tay tay chân sinh hoạt, làm việc dễ dàng hơn, đồng thời lấy lại tự tin trong cuộc sống. Bởi trên thực tế, đã có rất nhiều người nhờ kết hợp thêm sản phẩm Vương Lão Kiện hỗ trợ mà đẩy lùi hiệu quả chứng run tay. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ  TẠI ĐÂY.

Bạn có thể xem thêm:

- Địa chỉ mua Vương Lão Kiện chính hãng, giá ưu đãi TẠI ĐÂY

- Cách dùng Vương Lão Kiện hiệu quả  TẠI ĐÂY

Số điện thoại: 0904 904 660 - 0964 781 912

GPQC số: 00168/2018/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.