Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc

ANTĐ - Hơn một tuần kể từ khi con phà Sewol gặp nạn, tất cả số người mất tích vẫn chưa được tìm thấy, trong khi đó số người chết càng ngày càng tăng. Điều kỳ diệu đã không xảy ra với những hành khách xấu số mà chỉ có nỗi đau trải dài, từ ngày này qua ngày khác.

Phà Sewol chở 476 hành khách, trong đó hai phần ba là học sinh trường trung học Danwon tới đảo Jeju, đã bị chìm vào ngày 16/4.

8h58 phút ngày 16/4, Sewol phát đi tín hiệu cấp cứu đầu tiên ở vùng biển cách đảo Byung Poong 20km. Chỉ 30 phút sau, phà đã nghiêng một góc 60 độ, trong khi các tàu tuần duyên và trực thăng mới bắt đầu trên đường đến hiện trường. 

34 tàu hải quân và dân sự cùng 18 trực thăng được điều động tham gia cứu hộ với hy vọng giải cứu càng nhiều người càng tốt.
Diễn biến cho thấy tàu chìm nhanh hơn bình thường, cho tới khi tàu chìm gần như toàn bộ hành khách vẫn còn mắc kẹt trong đó. (Nguồn: Tuổi trẻ)
Ngay khi nhận được thông tin về sự cố, thân nhân hành khách trên tàu, trong đó chủ yếu là phụ huynh học sinh trường trung học Danwon, đã tập trung về nhà thi đấu đảo Jindo, phía Nam Hàn Quốc để ngóng chờ tin tức từ người thân. Bên cạnh sự lo lắng, sợ hãi, họ còn vô cùng phẫn nộ khi chính phủ liên tiếp đưa sai thông tin về số liệu của vụ chìm phà
Ngày 17/4, hơn 100 tàu hải quân, tuần duyên và máy bay đang lùng sục khu vực tìm người mất tích. Các thợ lặn nhiều lần nỗ lực thâm nhập vào thân tàu, nhưng hoạt động này bị cản trở do các dòng hải lưu quá mạnh, khuấy bùn từ dưới đáy biển lên khiến tầm nhìn bị hạn chết. 

Ngày 18/4, 2 ngày sau vụ chìm phà, số người chết tăng lên, cơ hội sống sót của những người mất tích cũng giảm dần do tàu đã chìm hoàn toàn. Dù đội cứu hộ tiến hành bơm túi khí lớn vào thân phà nhưng nhiệt độ nước biển thấp (120C) rất khó có thể duy trì sự sống cho những người mắc kẹt

Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 7
Do không chịu được áp lực, Hiệu phó trường Danwon, thầy Kang Min-kyu đã tự tử sau khi được cứu vào hôm 16. Theo nội dung trong thư tuyệt mệnh để lại, ông cho rằng mình phải chịu trách nhiệm trước cái chết thương tâm của hàng trăm em học sinh, bởi ông là người đề xuất chuyến dã ngoại định mệnh này.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 8
Khi tàu gặp nạn, thuyền trưởng Lee Joon-seok không cầm lái. Ông đã ra lệnh cho hành khách ngồi im khi tàu nghiêng, nhưng cũng chính ông là một trong những người rời tàu sớm nhất. Hành động đó của ông đã đẩy sự phẫn nộ của thân nhân hành khách lên cao và có thể coi như hành động “giết người”. Trước ống kính máy quay, ông chỉ biết ngồi cúi gập người, trùm áo khoác che kín đầu và mặt, liên tục gửi lời xin lỗi tới hành khách và thân nhân của họ.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 9

Cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Park Guen-hye đến thăm hiện trường vụ chìm phà, đồng thời động viên thân nhân những người mất tích. Trợ lý của bà cho biết, bà Tổng thống đã thức trắng đêm trước khi tới đó.

Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 10
Ngày 19/4, lực lượng cứu hộ phát hiện những thi thể đầu tiên bên trong thân phà Sewol, nhưng chưa thể trục vớt do không tìm được lối vào vì tầm nhìn thấp và tối. Trước đó, 3 thi thể khác đã được tìm thấy trôi dạt trên biển do dòng chảy thay đổi.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 11

Sáng sớm cùng ngày, thuyền trưởng Lee cùng hai thuyền phó của phà Sewol bị bắt để điều tra với tội danh ngộ sát và vi phạm các quy định hàng hải. Theo lời khai của nữ thuyền phó 26 tuổi, trước khi phà nghiêng nữ thuyền phó đã thực hiện một cú rẽ phải trong khi phà đang di chuyển với tốc độ cao. Rất có thể đây là nguyên nhân chính dẫn tới vụ lật phà.

Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 12
Ngày 20/4, tuần duyên Hàn Quốc công bố đoạn hội thoại của phà Sewol trước khi chìm, cho thấy sự lúng túng và do dự trong buồng lái vào thời khắc then chốt quyết định sinh mạng của hàng trăm người. Trong ảnh: Một người phụ nữ đang cầu nguyện cho người thân sống sót trở về.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 13
Những đám tang đầu tiên của nạn nhân xấu số trong vụ chìm phà diễn ra với nỗi đau khôn xiết. Park Lee Young, một thủy thủ đoàn đã trở thành người hùng của dân tộc khi mải giúp đỡ những hành khách khác mà quên đi sự an nguy của chính mình.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 14
Ngày 21/4, 5 ngày kể từ hôm xảy ra tai nạn, niềm hy vọng của thân nhân hành khách dần bị dập tắt bởi hiện thực quá phũ phàng. Đến lúc này, họ chỉ biết ngóng đợi trên bờ biển, mong nhận lại thi thể người thân trước khi phân hủy và ôm thân nhân lần cuối. Tổng thống Park đã chỉ trích mạnh mẽ hành động bỏ mặc hành khách khi gặp nạn của thủy thủ đoàn và gọi đó là hành động giết người. Đồng thời, thêm bốn thành viên thủy thủ đoàn khác cũng bị bắt để hỗ trợ cho cuộc điều tra mở rộng.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 15
Đám tang thầy hiệu phó trường Danwon diễn ra trong im lặng, rất nhiều học sinh đến tạm biệt ông. Chiếc xe chở thi hài ông dạo một vòng quanh khuôn viên trường, đó cũng là chuyến thăm cuối cùng của vị hiệu phó.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 16
Công tác cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương, nhiều cần trục lớn và robot tìm kiếm dưới nước của Mỹ đã được đưa đến hiện trường xảy ra vụ tai nạn nhưng không khả thi do dòng chảy quá mạnh.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 17
Ngày 22/4, Chính phủ Hàn Quốc hứa sẽ hỗ trợ cho những gia đình nạn nhân nước ngoài và tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm người mất tích. Trong khi đó, số người chết vẫn không ngừng tăng và đã vượt ngưỡng 100. Người thân của những hành khách mất tích đổ quỵ khi niềm tin vào kì tích đã không còn.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 18
Một quan chức tuần duyên Hàn Quốc đã bị sa thải do có những phát ngôn nhạy cảm về vụ chìm phà, đó có thể là một trong số những nguyên nhân khiến người nhà nạn nhân có những hành động quá khích với quan chức chính phủ. Trong ảnh, Thủ tướng Hàn Quốc bị ném chai nước vào người do người nhà nạn nhân không kiềm chế được cơn giận dữ.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 19
Ngày 23/4, nhiều thi thể được trục vớt và đưa vào lều dựng tạm để người nhà xác định danh tính, nhưng do ở lâu dưới nước những thi thể này đã có dấu hiệu phân hủy. Người nhà nạn nhân yêu cầu khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết của con em họ và dọa sẽ kiện nếu đó là do sai sót của thành viên thủy thủ đoàn hoặc đội cứu hộ.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 20
Một bàn thờ chung được dựng lên dành cho những học sinh và giáo viên xấu số của trường Danwon trong sân vận động Asan. Khung cảnh ngập trong hoa, nước mắt và niềm tiếc thương của người thân, bạn bè và cả những người không quen biết.
Toàn cảnh thảm họa chìm phà Sewol, nỗi đau theo từng khoảnh khắc ảnh 21

Theo thông tin mới nhất, số người thiệt mạng đã lên tới 159, nhưng 143 người khác vẫn còn mất tích. Đội cứu hộ và thợ lặn vẫn đang ngày đêm tìm kiếm những người còn lại để thân nhân của họ không còn khắc khoải trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng như những ngày đen tối vừa qua.