Tín hiệu hòa dịu

(ANTĐ) - Cho dù ông Jimmy Carter đã thành công trong việc mang về nước công dân Mỹ Aijalon Mahli Gomes đang chịu án 8 năm tù giam tại CHDCND Triều Tiên song đó vẫn được xem là chuyện nhỏ trong chuyến thăm của cựu Tổng thống Mỹ tới Bình Nhưỡng.Người thanh niên da màu Gomes 31 tuổi bị lính biên phòng Triều Tiên bắt giữ tháng 1 năm nay khi vượt biên giới từ Hàn Quốc sang Triều Tiên cùng với bức thư kêu gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il từ chức. Gomes bị toà án Triều Tiên kết án 8 năm tù giam cùng số tiền phạt 600 nghìn USD vì tội xâm nhập trái phép lãnh thổ.

Tín hiệu hòa dịu

(ANTĐ) - Cho dù ông Jimmy Carter đã thành công trong việc mang về nước công dân Mỹ Aijalon Mahli Gomes đang chịu án 8 năm tù giam tại CHDCND Triều Tiên song đó vẫn được xem là chuyện nhỏ trong chuyến thăm của cựu Tổng thống Mỹ tới Bình Nhưỡng.Người thanh niên da màu Gomes 31 tuổi bị lính biên phòng Triều Tiên bắt giữ tháng 1 năm nay khi vượt biên giới từ Hàn Quốc sang Triều Tiên cùng với bức thư kêu gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il từ chức. Gomes bị toà án Triều Tiên kết án 8 năm tù giam cùng số tiền phạt 600 nghìn USD vì tội xâm nhập trái phép lãnh thổ.

Cựu Tổng thống Carter (trái) bắt tay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Kim Yong Nam

Cựu Tổng thống Carter (trái) bắt tay Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Kim Yong Nam

Nhiều lời kêu gọi Triều Tiên thả tự do cho Gomes cùng dấy lên cả ở Mỹ và Hàn Quốc, nơi Gomes làm giáo viên tiếng Anh trong 2 năm trước khi bị bắt. Triều Tiên mới đây đã "bật đèn xanh" cho việc thả Gomes khi cho biết công dân Mỹ này sẽ được phóng thích nếu đích thân cựu Tổng thống Carter tới Bình Nhưỡng.

Đây không phải lần đầu tiên Triều Tiên trả tự do cho các công dân Mỹ bị kết án tù vì xâm nhập lãnh thổ nước này. Trước đó, Triều Tiên cũng đã phóng thích hai nhà báo Mỹ Laura Ling và Euna Lee vào tháng 8-2009 khi đích thân cựu Tổng thống Bill Clinton đến Bình Nhưỡng.

Thế nên, theo nhìn nhận của giới quan sát, chuyến đi của cựu Tổng thống Carter còn chứa đựng nhiều nội dung và thông điệp chưa được tiết lộ. Mặc dù cả Washington và Bình Nhưỡng cùng khẳng định chuyến thăm của ông Carter là hoàn toàn mang tính "riêng tư" song nhiều người lại không tin như vậy.

Cựu Tổng thống Carter đến Bình Nhưỡng khi mà quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ, cũng như tình hình khu vực Đông Bắc Á đang hết sức căng thẳng sau vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc. Đã gần nửa năm trôi qua mà vẫn chưa thấy dấu hiệu muốn xuống thang giữa các bên.

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm của ông Carter cùng việc phóng thích công dân Mỹ được xem là những tín hiệu hoà dịu đầu tiên. Đáng chú ý là trong cuộc gặp gỡ với cựu Tổng thống Mỹ, lãnh đạo Triều Tiên đã tỏ ý mong muốn trở lại bàn đàm phán hạt nhân.

Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), trong cuộc tiếp cựu Tổng thống Carter, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam đã bày tỏ "cam kết phi hạt nhân hóa bản đảo Triều Tiên và nối lại bàn đàm phán 6 bên" về vấn đề hạt nhân. Nhà lãnh đạo được xem là nhân vật số hai tại Triều Tiên cam kết Bình Nhưỡng đã sẵn sàng trở lại bàn đàm phán.

Có thể nói cựu Tổng thống Carter không chỉ mang theo công dân Mỹ Gomes mà còn đem theo cả tín hiệu hoà dịu khi rời Bình Nhưỡng.                    

Hoàng Hà