Thương mại điện tử "chạy đua" trong đợt cao điểm khuyến mãi cuối năm

ANTD.VN -Trong cuộc chiến mở rộng thị phần, khuếch trương tên tuổi, các doanh nghiệp thương mại điện tử (TMĐT) không ngừng tung nhiều khuyến mãi khủng nhằm thu hút khách hàng. Bước vào mùa khuyến mãi cao điểm cuối năm, giảm giá ở khắp mọi nơi, làm sao để doanh nghiệp TMĐT có chiến lược khuyến mãi thành công, ghi điểm với người tiêu dùng?

Mùa “nước rút” của khuyến mãi trực tuyến

Từ lâu, hoạt động khuyến mãi đã trở thành “thương hiệu” của các trang TMĐT để thu hút khách hàng mua sắm. Lợi thế tập trung đa dạng mặt hàng trên một sàn giao dịch giúp người mua dễ dàng lựa chọn sản phẩm với những chương trình ưu đãi thường xuyên, giá cả hấp dẫn.

Mỗi sàn giao dịch với thế mạnh, chiến thuật marketing riêng sẽ mang lại chương trình khuyến mãi khác biệt. Ví dụ, Tiki với sản phẩm chủ lực là sách đã ra mắt chương trình Tháng sách trực tuyến (1.12 – 15.12) giảm sâu đến 50% với hàng trăm ngàn tựa sách khiến các tín đồ mê sách “đứng ngồi không yên”.

Zalora tặng mã giảm giá khi khách hàng mua lần đầu tiên và đầu tư riêng kho hàng tập hợp các sản phẩm thời trang giảm 50% mùa cuối năm. Yes24 có chương trình “Weekly Super Sale”; “Quà hay nhận ngay” đón dịp Giáng Sinh,… với hàng ngàn sản phẩm từ thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc.

Đặc biệt, đó là chương trình Cách mạng mua sắm của “ông lớn TMĐT” Lazada, đây được xem là sự kiện khuyến mãi thường niên lớn nhất Đông Nam Á. Chương trình diễn ra trong một tháng từ 11/11-15/12 với sự tham gia của các thương hiệu, nhà bán lẻ uy tín như Điện máy Chợ lớn; Trần Anh; Home Center; Sơn Kim; Kid Plaza,…

Và trong ngày đầu tiên của Cách mạng mua sắm 2016 (11/11), Lazada đã đón hơn 2,7 triệu lượt truy cập vào website, ứng dụng điện thoại và mạng về doanh thu chạm ngưỡng kỷ lục 6,6 triệu USD. Con số kỷ lục này chứng tỏ sự đón nhận và thích thú của khách hàng dành cho chương trình.

Và trong ngày 12-15/12 sắp tới, Lazada sẽ mang đến hơn 250,000 mặt hàng từ các thương hiệu nổi tiếng: Apple, Samsung, Oppo, Xiaomi ở lĩnh vực điện tử; Shiseido, Tresemme, Hada Labo, Huggies, Ariel ở lĩnh vực mỹ phẩm, nhu yếu phẩm; Kangaroo, Sunhouse, Lock&Lock ở lĩnh vực gia dụng,… Đây là “cơ hội vàng” để người tiêu dùng sở hữu những món đồ họ yêu thích với mức giá hấp dẫn chưa từng có.

Không thể phủ nhận sức hút tuyệt vời từ các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng từ các website TMĐT. Nhưng liệu, việc giảm giá đơn thuần có làm khách hàng thỏa mãn?

Khuyến mãi: Khác biệt để thành công?

Trước cơn bão ưu đãi khủng từ các trang TMĐT, khách hàng hào hứng khi trải nghiệm nhiều cơ hội mua sắm online tuyệt vời. Tuy vậy, khi có quá nhiều chương trình khuyến mãi, đâu đâu cũng giảm giá khiến cho sức hút giảm dần.

Chị Ngọc Anh (Q. Tân Phú, Tp.HCM) chia sẻ: “Giờ mua hàng qua mạng hầu như là để săn hàng giảm giá nhưng phải giảm sốc đến… 50% mới hứng thú”. Chị Thu Hồng (Ba Đình, Hà Nội) ý kiến rằng: “Các trang mua sắm trực tuyến nên nghĩ ra nhiều hình thức tương tác hấp dẫn hơn thay vì chỉ tập trung cho thấy mức giá giảm để lôi kéo người mua. Ví dụ, mình thấy trang Lazada đang có chương trình rất hay là ngoài được mua sản phẩm với giá khuyến mãi, khách hàng khi tham gia trò chơi La Zất Đã còn có cơ hội được giảm thêm đến 20% nữa tùy mức độ “chịu la” của mình”.

Như vậy, giảm giá chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ, doanh nghiệp TMĐT phải liên tục sáng tạo để khác biệt. Để ghi điểm với khách hàng, sản phẩm khuyến mãi phải từ thương hiệu lớn, dịch vụ vận chuyển miễn phí, đổi trả dễ dàng, không chỉ vậy phải “vui hơn” và có hoạt động tương tác với người tiêu dùng.

Điển hình cho sự khác biệt trong khuyến mãi, Lazada – doanh nghiệp đi đầu trong TMĐT Việt Nam đã tiên phong mang đến trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng khi tung ra trò chơi tương tác lần đầu tại Việt Nam – La Zất Đã – giảm giá chồng giảm giá từ voucher.

Nói tóm lại, TMĐT muốn phát triển thành công, doanh nghiệp phải linh hoạt, không ngừng sáng tạo để ghi điểm với khách hàng. Ngoài khuyến mãi, người tiêu dùng dần nâng cao yêu cầu trong mua sắm, họ cần nhiều hơn những trải nghiệm thú vị, tiện lợi và sự yên tâm về chất lượng, giá thành sản phẩm khi mua sắm online.