Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ngành y tế đã cố gắng nhiều, nhưng vẫn còn hạn chế, yếu kém

ANTĐ -Năm 2015, ngộ độc thực phẩm đã giảm đáng kể cả về số vụ, số mắc, số tử vong so với 2014 song đây vẫn là mỗi lo nhức nhối của xã hội. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định như vậy tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế toàn quốc năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016, diễn ra sáng 15-1.

 

Năm 2015, ngộ độc thực phẩm đã giảm đáng kể cả về số vụ, số mắc, số tử vong so với 2014 song đây vẫn là mỗi lo nhức nhối của xã hội. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định như vậy tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế toàn quốc năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016, diễn ra sáng nay,15-1.

 

Năm 2015, ngộ độc thực phẩm đã giảm đáng kể cả về số vụ, số mắc, số tử vong so với 2014 song đây vẫn là mỗi lo nhức nhối của xã hội. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định như vậy tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế toàn quốc năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016, diễn ra sáng nay,15-1.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, năm 2015, ngành y tế đã bổ sung trên 4.500 giường bệnh tại các bệnh viện tuyến trung ương và tăng đáng kể số giường bệnh thực kê tại các cơ sở khám chữa bệnh. Quy trình khám chữa bệnh đã giảm từ 12-14 bước xuống còn 4-8 bước tùy theo loại hình khám bệnh, so với năm 2012 thời gian khám bệnh đã giảm trung bình 48,5 phút/ 1 lượt khám bệnh.

Ngành y tế đã và đang đẩy mạnh việc thay đổi thái độ phục vụ hướng tới hài lòng người bệnh

Cùng đó, nhờ hoạt động hiệu quả của mô hình bệnh viện vệ tinh, tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến đã giảm mạnh (từ 65-100%) nên tại trên 80% số bệnh viện trung ương và tuyến cuối, tình trạng quá tải, nằm ghép cơ bản đã được giải quyết. Nếu trước đây vài năm, tại các bệnh viện, khoa ung bướu, tim mạch thường xảy ra tình trạng bệnh nhân nằm ghép 3-4 người/ 1 giường bệnh, khu khám bệnh quá tải trầm trọng thì nay tình trạng này đã cơ bản được khắc phục, chỉ còn một số bệnh viện vẫn xảy ra nằm ghép nhưng chỉ phải nằm ghép đôi.

Cũng trong năm 2015, dịch bệnh cơ bản được khống chế, tình hình mắc và tử vong của hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều giảm so với năm 2014 và trung bình giai đoạn 2011-2014. Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn gia đình lẫn bếp ăn tập thể đều có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2015, cả nước ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong, giảm 22 vụ, 237 người mắc và 19 ca tử vong so với 2014.

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn là vấn đề rất nhức nhối, hàng thực phẩm chứa chất cấm, chất độc hại, hàng lậu, hàng giả vẫn còn phổ biến, đe dọa sức khỏe và tính mạng nhân dân. Kết quả kiểm nghiệm 13.563 mẫu thực phẩm, tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu lý hóa là 7,7%, tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu sinh vật là 11,9%. Qua thanh tra, kiểm tra đối với 350.729 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong năm 2015, các địa phương đã phát hiện tới 78.130 cơ sở vi phạm…

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu ra 8 nhiệm vụ mà ngành y tế cần đẩy mạnh
triển khai thực hiện

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của ngành y tế để đạt được những kết quả khá toàn diện trong công tác năm 2015, đây là bước tiến dài trong công cuộc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân và đóng góp vào thành tựu chung của đất nước.

Dù vậy, cũng còn rất nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân, nên vì thế ngành y tế không thể chủ quan mà cần nỗ lực hơn nữa để phát huy điểm mạnh, hạn chế khó khăn, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành y tế cần đặc biệt lưu ý làm tốt hơn lĩnh vực y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, vì phòng bệnh hơn chữa bệnh, kiên quyết không để dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh lớn bùng phát. “Ngay việc kiểm soát rác thải y tế cũng là vấn đề còn nhiều yếu kém mà ngành y tế phải nhanh chóng khắc phục. Hiện mới chỉ có 54% bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế, vậy 46% còn lại thì xử lý thế nào? Nước thải y tế nếu không được xử lý tốt khi xả ra môi trường sẽ rất nguy hại” – Thủ tướng nói.

Vấn đề thứ 2 mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng chưa thể an tâm, vẫn là mối lo của xã hội, đó là an toàn thực phẩm. Theo Thủ tướng, đây là lĩnh vực còn rất nhiều việc phải làm. Muốn khắc phục, từ Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Công an đến Bộ Y tế đều phải chung sức, phối hợp chặt chẽ để kiểm soát tốt hơn.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu ngành y tế phải chăm lo đào tạo được đội ngũ thầy thuốc có năng lực, trình độ chuyên môn đồ và y đức tốt; quan tâm phát triển, mở rộng thêm mạng lưới bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện lớn để đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cao về tuyến tỉnh, huyện; đầu tư phát triển mạnh hơn các trung tâm y tế chuyên sâu, chất lượng cao, đưa nhiều kỹ thuật y tế mới vào điều trị để nhân dân trong nước được thụ hưởng; giải quyết bài toán già hóa dân số nhanh, chất lượng dân số thấp; nhất là phải nâng cao hơn nữa tỷ lệ dân số tham gia BHYT.