Thí sinh Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam nổi bật, độc đáo trong trang phục dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Danh sách 30 thí sinh được lựa chọn vào vòng Chung kết cuộc thi "Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022" vừa được công bố.

Cuộc thi đã thu hút nhiều người đẹp đến từ các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc. Các thí sinh được lựa chọn vào vòng Chung kết là đại diện của 11 dân tộc khác nhau, với nét đẹp tỏa sáng và cùng câu chuyện truyền cảm hứng thú vị. Hình ảnh thí sinh trong những trang phục dân tộc là một điểm nhấn đặc biệt của cuộc thi.

Thí sinh H’Vi Ktla trong trang phục của người dân tộc Ê-đê. Những bộ trang phục được tự tay những nghệ nhân ngồi dệt vải và thiết kế những mẫu mã đặc sắc đã cho thấy rằng tâm huyết và quan niệm thẩm mỹ của họ trong từng trang phục hết sức tinh tế. Người dân ở đây họ thường mặc trang phục truyền thống vào những dịp đặc biệt, lễ hội của buôn làng, ngày cưới

Thí sinh H’Vi Ktla trong trang phục của người dân tộc Ê-đê. Những bộ trang phục được tự tay những nghệ nhân ngồi dệt vải và thiết kế những mẫu mã đặc sắc đã cho thấy rằng tâm huyết và quan niệm thẩm mỹ của họ trong từng trang phục hết sức tinh tế. Người dân ở đây họ thường mặc trang phục truyền thống vào những dịp đặc biệt, lễ hội của buôn làng, ngày cưới

Thí sinh Hồng Diễm trong trang phục của Tày nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với thanh nữ. Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.

Thí sinh Hồng Diễm trong trang phục của Tày nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với thanh nữ. Quan trọng nhất là vòng cổ của người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống 1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền chàm.

Thí sinh H'Cúc Ê Ban trong trang phục người Ê đê - Những chiếc váy truyền thống của người Ê đê được gọi là m’yêng. Đây là loại váy mở có màu đen đậm và được quấn quanh thân, khi mặc váy thường phủ kín đến mắt cá chân. Chạy dọc phần chân váy là những mẫu hoa văn màu đỏ, trắng hoặc vàng được thiết kế theo hình hạt thóc, hạt bắp

Thí sinh H'Cúc Ê Ban trong trang phục người Ê đê - Những chiếc váy truyền thống của người Ê đê được gọi là m’yêng. Đây là loại váy mở có màu đen đậm và được quấn quanh thân, khi mặc váy thường phủ kín đến mắt cá chân. Chạy dọc phần chân váy là những mẫu hoa văn màu đỏ, trắng hoặc vàng được thiết kế theo hình hạt thóc, hạt bắp

Thí sinh Thạch Thu Thảo trong chiếc váy cổ truyền, có tính điển hình nhất của dân tộc Khmer chính là chiếc xăm pốt chân khen.Thí sinh Thạch Thu Thảo trong chiếc váy cổ truyền, có tính điển hình nhất của dân tộc Khmer chính là chiếc xăm pốt chân khen.
Thí sinh Vũ Thị Thảo Ly

Thí sinh Vũ Thị Thảo Ly

Thí sinh Lâm Đàm Thiều Ly trong trang phục dân tộc Nùng Phàn Slình với những đường chỉ nổi và thêu sặc sỡ phần cổ và phần vạt áo, nhưng đối với dân tộc Nùng Cháo trang phục lại được thêu với phần chỉ chìm kín đáo. Đa phần trang phục của dân tộc Nùng thiên về tạo dáng với phần thân áo ngắn được xẻ tà và quần may rộng rãi. Ngoài ra, trên trang phục của phụ nữ Nùng còn phải kể tới một số đồ trang sức làm bằng kim loại đeo trên người như vòng tay, vòng cổ, hoa tai…

Thí sinh Lâm Đàm Thiều Ly trong trang phục dân tộc Nùng Phàn Slình với những đường chỉ nổi và thêu sặc sỡ phần cổ và phần vạt áo, nhưng đối với dân tộc Nùng Cháo trang phục lại được thêu với phần chỉ chìm kín đáo. Đa phần trang phục của dân tộc Nùng thiên về tạo dáng với phần thân áo ngắn được xẻ tà và quần may rộng rãi. Ngoài ra, trên trang phục của phụ nữ Nùng còn phải kể tới một số đồ trang sức làm bằng kim loại đeo trên người như vòng tay, vòng cổ, hoa tai…

Thí sinh Lục Thị Bình Yên trong trang phục truyền thống của người Sán Dìu gồm khăn đội đầu, áo dài ngang đầu gối, áo ngắn mặc bên trong, ngực đeo yếm trắng, váy xẻ nhiều lớp dài đến ngang đầu gối, bắp chân cuốn xà cạp trắng. Váy áo đều màu chàm thắt lưng bằng dải lụa xanh đỏ. Ve áo nẹp bằng vải trắng tạo thành hai vết trắng mềm mại hình chữ "V" mở từ hai vai khép lại ở thắt lưng ngang eo bụng. Áo dài có 4 thân, cổ bẻ có nẹp trơn. Và đặc biệt thông qua cách mặc áo có sự phân biệt giữa người có chồng và người chưa có chồng

Thí sinh Lục Thị Bình Yên trong trang phục truyền thống của người Sán Dìu gồm khăn đội đầu, áo dài ngang đầu gối, áo ngắn mặc bên trong, ngực đeo yếm trắng, váy xẻ nhiều lớp dài đến ngang đầu gối, bắp chân cuốn xà cạp trắng. Váy áo đều màu chàm thắt lưng bằng dải lụa xanh đỏ. Ve áo nẹp bằng vải trắng tạo thành hai vết trắng mềm mại hình chữ "V" mở từ hai vai khép lại ở thắt lưng ngang eo bụng. Áo dài có 4 thân, cổ bẻ có nẹp trơn. Và đặc biệt thông qua cách mặc áo có sự phân biệt giữa người có chồng và người chưa có chồng

Thí sinh Lục Khánh Chi trong trang phục dân tộc Tày. Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích

Thí sinh Lục Khánh Chi trong trang phục dân tộc Tày. Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích

Thí sinh Đàng Thị Kim Lệ trogn trang phục dân tộc Chăm với áo dài bít tà mặc chui đầu, cổ áo có nhiều loại: hình tròn, hình quả tim, hình lá trầu. áo gồm 4 mảnh vải ghép dọc theo chiều đứng của thân người, ngoài ra còn có 2 mảnh nhỏ ghép 2 bên sườn. Áo dài có 2 loại, dài đến đầu gối hoặc quá gối một chút, có hàng khuy bấm hoặc nút đính khi mặc bó sát eo hông

Thí sinh Đàng Thị Kim Lệ trogn trang phục dân tộc Chăm với áo dài bít tà mặc chui đầu, cổ áo có nhiều loại: hình tròn, hình quả tim, hình lá trầu. áo gồm 4 mảnh vải ghép dọc theo chiều đứng của thân người, ngoài ra còn có 2 mảnh nhỏ ghép 2 bên sườn. Áo dài có 2 loại, dài đến đầu gối hoặc quá gối một chút, có hàng khuy bấm hoặc nút đính khi mặc bó sát eo hông

Hoàng Thị Lả trong trang phục dân tộc Khơ-Mú, áo được may cổ tròn dạng ôm bó dài tay, trên áo là những phụ kiện hoa văn trang trí rất đặc sắc nổi bật. Dưới gấu áo là những hạt xèng được khâu thủ công bằng tay rất ấn tượng, kết hợp với áo là chân váy may quây dài xuống đến mu bàn chân, chân váy được sẻ 2 bên sườn. Chân váy khơ mú được may bằng cạp chun với những miếng kimsa nhiều màu được trang trị chạy sung quanh cạp. Sự kết hợp hài hòa độc đáo đã mang lại một mẫu trang phục dân tộc khơ mú ấn tượng

Hoàng Thị Lả trong trang phục dân tộc Khơ-Mú, áo được may cổ tròn dạng ôm bó dài tay, trên áo là những phụ kiện hoa văn trang trí rất đặc sắc nổi bật. Dưới gấu áo là những hạt xèng được khâu thủ công bằng tay rất ấn tượng, kết hợp với áo là chân váy may quây dài xuống đến mu bàn chân, chân váy được sẻ 2 bên sườn. Chân váy khơ mú được may bằng cạp chun với những miếng kimsa nhiều màu được trang trị chạy sung quanh cạp. Sự kết hợp hài hòa độc đáo đã mang lại một mẫu trang phục dân tộc khơ mú ấn tượng

Thí sinh Dương Thị Phương Anh - dân tộc Tày

Thí sinh Dương Thị Phương Anh - dân tộc Tày

Thí sinh Nguyễn Thảo Liên trong trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường với chiếc khăn trắng thắt trên đầu, người Mường gọi là bít trôốc (hoặc mũ); Áo ngắn, có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục. Đặc biệt, trong bộ trang phục của phụ nữ Mường, chiếc khăn đội đầu màu trắng có ý nghĩa quan trọng. Người Mường quan niệm màu trắng như một sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát tục nên phụ nữ Mường đội đầu bằng chiếc khăn màu trắng để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh

Thí sinh Nguyễn Thảo Liên trong trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường với chiếc khăn trắng thắt trên đầu, người Mường gọi là bít trôốc (hoặc mũ); Áo ngắn, có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục. Đặc biệt, trong bộ trang phục của phụ nữ Mường, chiếc khăn đội đầu màu trắng có ý nghĩa quan trọng. Người Mường quan niệm màu trắng như một sự tinh khiết, thanh cao, là bầu trời, một cõi cực lạc và thoát tục nên phụ nữ Mường đội đầu bằng chiếc khăn màu trắng để thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh

Đêm Chung kết cuộc thi "Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022" sẽ chính thức diễn ra vào tối 16.7 tại White Palace Phạm Văn Đồng – Thành phố Thủ Đức – TP. HCM và được truyền hình trực tiếp trên VTV2; VieON và Livestream trên facebook fanpage chính thức của cuộc thi.