Thí điểm đổi bằng lái xe trực tuyến tại 12 tỉnh, thành phố

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Từ đầu tháng 10 tới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ mở rộng thí điểm đổi bằng lái xe cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công quốc gia tại 12 tỉnh, thành phố.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sẽ mở rộng thí điểm “Hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp trên Cổng dịch vụ Công quốc gia” tại 12 địa phương thay vì 2 địa phương như hiện nay.

Trước đó, từ ngày 1/7/2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thực hiện thí điểm cung cấp dịch vụ công mức độ 4 đổi GPLX tại TP Hà Nội và Hà Nam. Đây là dịch vụ thứ 725 trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trong thời gian triển khai (từ tháng 1/70/2020 - 4/2021), có 2.033 lượt tài khoản truy cập, 10 hồ sơ thực hiện thành công việc cấp đổi giấy phép lái xe và trả tận tay cho người dân trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Quy trình thực hiện đổi bằng lái xe trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia

Quy trình thực hiện đổi bằng lái xe trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia

Hệ thống đã kết nối tích hợp, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe người lái xe của Cục quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ y tế, kết nối dữ liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Thanh tra giao thông và Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an.

Để triển khai mở rộng dịch vụ công mức độ 4 đổi GPLX trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2021 đạt hiệu quả và mở rộng trên phạm vi toàn quốc từ năm 2022 theo yêu cầu của Chính phủ, từ cuối tháng 9 Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ mở rộng thí điểm tại 12 tỉnh, thành phố.

Cụ thể, 12 tỉnh, thành phố thí điểm gồm TP Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Lào Cai, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Quảng Nam, Quảng Ninh và Lạng Sơn. 12 địa phương này sẽ tiếp tục thí điểm trong 2 tháng, cuối tháng 12/2021 Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ tổng kết, đánh giá để báo cáo Bộ GTVT đề xuất Chính phủ phương án mở rộng vào năm 2022.

Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện đề nghị các Sở GTVT có ý kiến với UBND các địa phương cần bố trí kinh phí nâng cấp phần mềm nghiệp vụ GPLX; kinh phí thuê phần mềm, hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ, vận hành hệ thống hàng năm.

Đồng thời, chỉ đạo Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trong tỉnh thực hiện việc khám sức khỏe điện tử cho người lái xe và chia sẻ, tích hợp với cơ sở dữ liệu sức khỏe của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) trên cổng dịch vụ công quốc gia; nghiên cứu việc sử dụng kết quả chứng thực bản sao điện tử Giấy khám sức khỏe song song với việc sử dụng dữ liệu khám sức khỏe điện tử...