- Xem học sinh, sinh viên Hà Nội trải nghiệm kỹ năng an toàn PCCC và CNCH
- Đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, thực hành PCCC cho học sinh
- Thí điểm giảng dạy kiến thức, kỹ năng về PCCC cho học sinh tại các nhà trường
Huyện Đan Phượng có tổng số 64 trường và điểm trường từ mầm non đến THCS. Việc tổ chức thí điểm đưa tiết học về PCCC và CNCH vào giảng dạy cho các em học sinh góp phần xây dựng, hình thành ý thức cảnh giác trước nguy cơ cháy, nổ cho học sinh cũng như kỹ năng cần thiết, hữu dụng nhất khi xảy ra tình huống cháy, nổ.
Chương trình thí điểm được tổ chức từ ngày 21 đến 23-5 tại 3 cấp học, sử dụng sách hướng dẫn kỹ năng PCCC và CNCH cho từng cấp học do CATP Hà Nội phối hộ với Sở Giáo dục và đào tạo biên soạn.
Mỗi tiết học đã giúp các thầy cô giáo và các em học sinh nâng cao trách nhiệm và ý thức chủ động trong công tác PCCC |
Trong mỗi tiết học, “thầy giáo” đứng lớp giảng dạy chính là Cảnh sát PCCC và CNCH, truyền đạt đến các em học sinh những kiến thức cơ bản về các dấu hiệu của đám cháy, nguy cơ gây tai nạn; tín hiệu báo động cháy và có kỹ năng báo động khi xảy ra cháy; cách sử dụng và thực hành dập tắt đám cháy với thiết bị chữa cháy mô hình, thực hành kỹ năng thoát nạn trong môi trường khói, khí độc; kỹ năng thoát nạn trong đám cháy, cách chọn lối thoát, cách sử dụng thiết bị bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ thể khi xảy ra cháy, nổ; cách phòng tránh, sơ, cấp cứu các tai nạn, sự cố thường gặp…
Mỗi tiết học đã giúp các thầy, cô giáo và các em học sinh nắm được một số kiến thức và kỹ năng cần thiết về công tác PCCC, từ đó nâng cao trách nhiệm và ý thức chủ động trong công tác PCCC tại trường học và gia đình, góp phần đưa phong trào “Toàn dân PCCC” lan tỏa một cách sâu rộng.
Đây là cách tốt nhất để hạn chế các vụ cháy, nổ nhằm giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra |
Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn phòng cháy cho học sinh còn phát huy vai trò của những cầu nối, tuyên truyền viên tích cực về PCCC và CNCH với gia đình, người thân, cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phong trào "Toàn dân PCCC”, đưa công tác PCCC và CNCH trở thành nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cơ sở giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong phòng cháy tốt, sẵn sàng chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. Đây là cách tốt nhất để hạn chế các vụ cháy, nổ nhằm giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
Sau 3 cấp học này, CAH Đan Phượng tiếp tục tổ chức tập huấn kiến thức tới 100% giáo viên toàn huyện, và chính các giáo viên đó sẽ là những “cánh tay nối dài” trợ giúp đắc lực cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trong công tác tuyên truyền.