7 vận động viên đỉnh cao của Việt Nam từng dính doping đáng tiếc

ANTD.VN - Trong vòng 16 năm nay, thể thao Việt Nam (TTVN) đã có gần 20 trường hợp vận động viên đỉnh cao bị phát hiện sử dụng chất cấm. Con số này tuy không lớn so với thế giới, nhưng lại đi ngược lại tinh thần nói không với doping của Việt Nam. Dưới đây là những trường hợp đáng tiếc nhất.
1. Bốn vận động viên bị tước huy chương tại SEA Games 22. Tại SEA Games 22 năm 2003, đoàn TTVN lần đầu tiên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương. Tuy nhiên, thành tích này không được vẹn toàn khi trong 5 VĐV bị phát hiện dính doping tại Đại hội, có đến 4 VĐV Việt Nam là Hồng Anh (canoeing, ảnh); Phạm Thị Dịu (lặn); Toàn Thắng (lặn); Mai Quỳnh (nhảy 3 bước). Dù không cố ý, nhưng họ vẫn bị tước huy chương và bị cấm thi đấu 2 năm. Rất may, đoàn TTVN vẫn bảo toàn được ngôi vị số 1 sau đó.

1. Bốn vận động viên bị tước huy chương tại SEA Games 22. Tại SEA Games 22 năm 2003, đoàn TTVN lần đầu tiên dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương. Tuy nhiên, thành tích này không được vẹn toàn khi trong 5 VĐV bị phát hiện dính doping tại Đại hội, có đến 4 VĐV Việt Nam là Hồng Anh (canoeing, ảnh); Phạm Thị Dịu (lặn); Toàn Thắng (lặn); Mai Quỳnh (nhảy 3 bước). Dù không cố ý, nhưng họ vẫn bị tước huy chương và bị cấm thi đấu 2 năm. Rất may, đoàn TTVN vẫn bảo toàn được ngôi vị số 1 sau đó.

2. Ngô Thị Hạnh (Cử tạ). Ngô Thị Hạnh đoạt 3 Huy chương Vàng ở hạng cân 75kg tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc ở Đà Nẵng cuối năm 2010, nhưng sau đó cô bị phát hiện dương tính với chất bị cấm Methandienone. Cô bị tước huy chương và cấm thi đấu 4 năm.

2. Ngô Thị Hạnh (Cử tạ). Ngô Thị Hạnh đoạt 3 Huy chương Vàng ở hạng cân 75kg tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc ở Đà Nẵng cuối năm 2010, nhưng sau đó cô bị phát hiện dương tính với chất bị cấm Methandienone. Cô bị tước huy chương và cấm thi đấu 4 năm. 

3. Hoàng Anh Tuấn (Cử tạ). Hoàng Anh Tuấn, người từng giành Huy chương Bạc tại Olympic 2008 hạng 58kg bị phát hiện dương tính với chất Oxilofrine - một chất nằm trong danh mục bị cấm của Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF) tại giải vô địch thế giới năm 2010. Anh bị phạt 5.000 USD và cấm thi đấu 2 năm. Sự nghiệp của Hoàng Anh Tuấn cũng chấm dứt từ đó, dù anh chỉ vô tình nạp Oxilofrine vào người sau một lần uống nước đóng chai ở Trung Quốc.

3. Hoàng Anh Tuấn (Cử tạ). Hoàng Anh Tuấn, người từng giành Huy chương Bạc tại Olympic 2008 hạng 58kg bị phát hiện dương tính với chất Oxilofrine - một chất nằm trong danh mục bị cấm của Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF) tại giải vô địch thế giới năm 2010. Anh bị phạt 5.000 USD và cấm thi đấu 2 năm. Sự nghiệp của Hoàng Anh Tuấn cũng chấm dứt từ đó, dù anh chỉ vô tình nạp Oxilofrine vào người sau một lần uống nước đóng chai ở Trung Quốc.

4. Đoàn Ngọc Hào (Futsal). Tuyển thủ futsal Việt Nam bị xác định dương tính với doping tại Vòng chung kết châu Á 2014, được tổ chức tại TP.HCM từ ngày 30-4 đến 10-5. Anh sau đó bị AFC cấm thi đấu 2 năm trong tất cả các hoạt động liên quan đến bóng đá.

4. Đoàn Ngọc Hào (Futsal). Tuyển thủ futsal Việt Nam bị xác định dương tính với doping tại Vòng chung kết châu Á 2014, được tổ chức tại TP.HCM từ ngày 30-4 đến 10-5. Anh sau đó bị AFC cấm thi đấu 2 năm trong tất cả các hoạt động liên quan đến bóng đá.

5. Nguyễn Thị Mỹ Linh (Thể hình). Tại giải vô địch thể hình châu Á vào tháng 7-2008, mẫu thử của Nguyễn Thị Mỹ Linh dương tính với Frusemide - một chất nằm trong danh mục bị cấm. Theo quy định, Mỹ Linh phải đối mặt án phạt 2.000 USD và cấm thi đấu 2 năm. Tuy nhiên, Liên đoàn Cử tạ Việt Nam đã kháng cáo thành công cho Mỹ Linh, với lý do cô dính chất cấm này khi uống thuốc để chữa bệnh. Cô sau đó chỉ bị phạt 1 năm trước khi trở lại mạnh mẽ, với ngôi vô địch châu Á và thế giới.

5. Nguyễn Thị Mỹ Linh (Thể hình). Tại giải vô địch thể hình châu Á vào tháng 7-2008, mẫu thử của Nguyễn Thị Mỹ Linh dương tính với Frusemide - một chất nằm trong danh mục bị cấm. Theo quy định, Mỹ Linh phải đối mặt án phạt 2.000 USD và cấm thi đấu 2 năm. Tuy nhiên, Liên đoàn Cử tạ Việt Nam đã kháng cáo thành công cho Mỹ Linh, với lý do cô dính chất cấm này khi uống thuốc để chữa bệnh. Cô sau đó chỉ bị phạt 1 năm trước khi trở lại mạnh mẽ, với ngôi vô địch châu Á và thế giới.

6. Đỗ Thị Ngân Thương (Thể dục dụng cụ). Ngân Thương từng là VĐV thể dục dụng cụ số 1 Việt Nam trước khi gặp sự cố đáng tiếc. Tại Olympic 2008 ở Bắc Kinh (Trung Quốc), kết quả kiểm tra doping của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho thấy mẫu thử của Ngân Thương dương tính với Furosemide - một chất lợi tiểu có tác dụng khiến cơ thể không tích nước, dẫn đến giảm cân. Sau đó, Ngân Thương chứng minh được mình chỉ vô tình sử dụng, nên chỉ bị cấm thi đấu quốc tế trong 1 năm.

6. Đỗ Thị Ngân Thương (Thể dục dụng cụ). Ngân Thương từng là VĐV thể dục dụng cụ số 1 Việt Nam trước khi gặp sự cố đáng tiếc. Tại Olympic 2008 ở Bắc Kinh (Trung Quốc), kết quả kiểm tra doping của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho thấy mẫu thử của Ngân Thương dương tính với Furosemide - một chất lợi tiểu có tác dụng khiến cơ thể không tích nước, dẫn đến giảm cân. Sau đó, Ngân Thương chứng minh được mình chỉ vô tình sử dụng, nên chỉ bị cấm thi đấu quốc tế trong 1 năm.

7. Trịnh Văn Vinh (Cử tạ). Đây là trường hợp mới nhất của TTVN dính đến chất cấm, khi Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF) cho biết mẫu thử của Văn Vinh có kết quả dương tính với các chất cấm có tên Adiol và Anabolic S1.1. Văn Vinh năm nay mới 24 tuổi, từng giành Huy chương Bạc môn cử tạ tại ASIAD 2018 và đang phải đối mặt với án phạt rất nặng, nộp tiền 5.000 USD và cấm thi đấu 8 năm.

7. Trịnh Văn Vinh (Cử tạ). Đây là trường hợp mới nhất của TTVN dính đến chất cấm, khi Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF) cho biết mẫu thử của Văn Vinh có kết quả dương tính với các chất cấm có tên Adiol và Anabolic S1.1. Văn Vinh năm nay mới 24 tuổi, từng giành Huy chương Bạc môn cử tạ tại ASIAD 2018 và đang phải đối mặt với án phạt rất nặng, nộp tiền 5.000 USD và cấm thi đấu 8 năm.