Ukraine đụng độ, EU tiếp tục giữ nguyên lệnh trừng phạt với Nga

ANTĐ - Liên minh châu Âu hôm 30/9 đã quyết định giữ nguyên các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, khi các cuộc đụng độ mới tiếp tục nổ ra ở miền đông Ukraine sau 4 tuần thực hiện lệnh ngừng bắn.

Tuyên bố trên của EU được đưa ra chỉ vài phút trước khi NATO tiếp tục có báo cáo về sự hiện diện của hàng trăm binh lính Nga ưu tú tại miền đông Ukraine, quốc gia cựu Xô Viết đang bị chiến tranh tàn phá.

Đụng độ mới xảy ra ở sân bay DOnetsk đã khiến EU quyết định giữa nguyên lệnh trừng phạt với Nga

Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu Maja Kojicancic cho biết các nước thành viên đã nhìn thấy "sự phát triển đáng khích lệ" giữa hai bên của lệnh ngừng bắn ký kết hôm 5/9 tại Minsk. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng, “các bộ phận khác cần phải được thực hiện đúng" trước khi lệnh trừng phạt có thể được nới lỏng.

Thỏa thuận ngừng bắn Ukraine đã được “gia cố” bằng một biên bản ghi nhớ  tạo ra một vùng đệm 30 km (18 dặm), để ngăn chặn đổ máu tiếp tục quay trở lại. Nhưng dường như một nỗ lực công khai trong sứ mệnh quân sự của Nga nhằm thuyết phục các phiến quân thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận ngừng bắn đã thất bại.

Hôm 29/9, quân đội Ukraine cho biết lực lượng dân quân đã phát động một cuộc tấn công bằng xe tăng vào một sân bay dài ở Donetsk, pháo kích đã đánh trúng một chiếc xe bọc thép chở đầy quân đội chính phủ, khiến ít nhất 9 binh sĩ thiệt mạng. Tối hôm 30/9, các quan chức địa phương tiếp tục báo cáo 5 thường dân chết do pháo đạn của các cuộc đụng độ mới.

Áp lực liên tục từ hai liên minh phương Tây là EU và NATO đã khiến Nga bị cô lập nặng nề hơn bao giờ hết, trong khoảng thời gian 15 năm cầm quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Gần đây nhất, hôm 30/9, NATO lại tiếp tục báo cáo "hàng trăm binh lính Nga, bao gồm cả lực lượng đặc biệt, vẫn còn bên trong Ukraine", mặc dù Nga đã thực hiện một đợt thu hồi quân lính lớn trước đó. Đáp trả lại, Moscow cho rằng bất kỳ người lính Nga ở Ukraine đang thực hiện nhiệm vụ dựa trên niềm tin chính trị chân thành, chứ không phải theo sự sắp xếp và chỉ huy của điện Kremlin.

Tuần trước, Thủ tướng Chính phủ Ukraine, Arseniy Yatsenyuk trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi phương Tây không nới lỏng trừng phạt Nga cho đến khi Kiev lấy lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình. Cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều cho biết biện pháp trừng phạt có thể được dỡ bỏ nếu tình hình trên mặt đất cải thiện đầy đủ.

Mỹ và EU áp đặt trừng phạt đối với các ngân hàng lớn và công ty năng lượng của Nga, nhằm mục đích để cắt đứt các nguồn thu nhập chính và làm xói mòn hỗ trợ trong nước của điện Kremlin. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh kinh tế này dường như đã không gây ảnh hưởng nhiều đến tham vọng của Nga về việc giữ gìn một tổ chức thường trực nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine.