Quân bài chiến lược

(ANTĐ) - Giá dầu thế giới lại lập một kỷ lục mới: 147 USD/thùng vì căng thẳng leo thang Mỹ - Iran. Người Mỹ đủ hiểu mức độ bất ổn và giá dầu sẽ vọt tới đâu nếu tiến đánh Iran. Cùng lúc, nguồn cung cấp dầu đến Czech từ Nga có thể bị cắt giảm vì câu chuyện nhạy cảm “lá chắn tên lửa” trên đất Czech đang áp sát Nga.

Quân bài chiến lược

(ANTĐ) - Giá dầu thế giới lại lập một kỷ lục mới: 147 USD/thùng vì căng thẳng leo thang Mỹ - Iran. Người Mỹ đủ hiểu mức độ bất ổn và giá dầu sẽ vọt tới đâu nếu tiến đánh Iran. Cùng lúc, nguồn cung cấp dầu đến Czech từ Nga có thể bị cắt giảm vì câu chuyện nhạy cảm “lá chắn tên lửa” trên đất Czech đang áp sát Nga.

Những giàn khoan dầu của Iran trên mặt vịnh Persic
Những giàn khoan dầu của Iran trên mặt vịnh Persic

Trong khi đó, một cường quốc khác là Trung Quốc lại khôn ngoan sử dụng chiến lược đổi hạ tầng lấy dầu mỏ của châu Phi. Dầu lửa - một quân bài chiến lược đã tỏ rõ sức mạnh của nó.   

Trung Quốc đổi hạ tầng lấy nhiên liệu ở châu Phi

Trung Quốc đang đổ tiền của vào các dự án thủy điện và hệ thống đường sắt mới ở nhiều nước nghèo ở châu Phi. Đổi lại, châu lục giàu tài nguyên này cung cấp cho Trung Quốc dầu mỏ cùng những nguyên liệu khác mà đất nước đông dân nhất thế giới này đang rất cần đến.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB), Trung Quốc đang tài trợ các dự án hạ tầng ở hơn 35 nước châu Phi, trong đó các dự án tại Nigeria, Angola, Sudan và Etiopia nhận tới 70% vốn đầu tư của Trung Quốc tại lục địa Đen.

Đổi lại, Trung Quốc được châu Phi ưu ái khi bán tài nguyên. Ví dụ Sudan bán cho Trung Quốc tới 2/3 sản lượng dầu mỏ của họ.

Châu Phi giàu tài nguyên cần mỗi năm hàng tỷ USD để cải thiện cơ sở hạ tầng, trong khi Trung Quốc cần có nguồn nhiên liệu lớn để vận hành nền kinh tế chế tạo ngày một phát triển mạnh và các nguồn nguyên liệu rất cần cho nền công nghiệp xây dựng khổng lồ của nước này.

Từ năm 2006, Trung Quốc đã nhập tới 22 tỷ USD tài nguyên thiên nhiên từ khu vực miền Nam châu Phi, trong đó xăng dầu chiếm 80%. Dầu mỏ nhập từ châu Phi chiếm 30% nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc.

Giới phân tích cho rằng, các nhà chiến lược của Trung Quốc quá giỏi khi đề ra phương án đổi cơ sở hạ tầng lấy nhiên liệu của châu Phi. Theo các nhà phân tích, mức độ khôn ngoan tới tầm chiến lược này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều lợi ích lớn cho Trung Quốc, thay vì phải tốn kém quá nhiều chi phí quân sự quốc phòng như Mỹ từng đổ vào châu Phi.  

Điên đầu trên sàn giao dịch New York vì giá dầu leo thang
Điên đầu trên sàn giao dịch New York vì giá dầu leo thang

Nga giảm lượng dầu thô cung cấp cho Czech

Câu chuyện dầu lửa ở châu Âu diễn biến theo chiều hướng khác. Sau khi CH Czech và Mỹ ký hiệp định sơ bộ về triển khai một phần “lá chắn tên lửa” của Mỹ trên lãnh thổ Czech, thì có vẻ quan hệ giữa Nga và Czech đã xấu đi.

Bộ Công nghiệp và Thương mại Czech cho biết, các nhà máy lọc dầu ở Czech đã báo cáo về hiện tượng sụt giảm lượng dầu do Nga cung cấp qua hệ thống đường ống dẫn “Hữu nghị”. Đại diện nhà máy lọc dầu chính của Czech Unipetrol cho biết nguyên nhân là do những “trục trặc kỹ thuật” từ phía Nga.

Phần lớn dầu mỏ nhập khẩu vào CH Czech được vận chuyển qua đường ống “Hữu nghị”, phần còn lại qua một đường ống khác do Công ty Ingolstadt của Đức quản lý. Quân bài dầu lửa của Nga quả là lợi hại.

Mỹ- Iran: Đủ tỉnh táo để giá dầu không “nhảy múa”?

Cùng lúc, căng thẳng leo thang giữa Iran với Mỹ đã đẩy giá dầu mỏ thế giới lên mức cao kỷ lục mới trong ngày 11-7 với mức giá 147 USD/thùng. Iran là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ tư thế giới nên các chuyên gia lo ngại nguồn cung dầu mỏ sẽ bị gián đoạn trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa Iran với Mỹ. Tuy thế, khả năng chiến tranh là khó xảy ra.

Kênh truyền hình NBC gần đây trích lời một nhà phân tích dầu mỏ cho rằng giá dầu thế giới có thể đạt mức 300-400 USD/thùng nếu cuộc chiến xảy ra. “Giá dầu sẽ nhảy ngay lên 200 USD/thùng chỉ vài phút sau khi cuộc chiến xảy ra” - ông này cho biết. Bản thân Iran cũng là nước có trữ lượng khí đốt và dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới.

Thu Nga